Phân tích môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 29 - 32)

Đồng thời với phân tích môi trường vĩ mô, các nhà hoạch định chiến lược cần phải thực hiện một công việc quan trọng là phân tích môi trường kinh doanh mà một NHTM hiện đang cạnh tranh hoặc sẽ thâm nhập trong tương lai. Sự phân tích theo hệ thống giúp các nhà quản trị đánh giá mức độ sinh lợi hiện tại, xác định các lực lượng phải chống đối hoặc tận dụng nó để cải thiện khả năng sinh lợi, giúp kiểm tra lại các quyết định chiến lược đã triển khai, đánh giá tác động của những thay đổi lớn đến lĩnh vực ngành nghề hiện tại và xác định những thay đổi tiềm tàng trong cơ cấu ngành. Phân tích môi trường kinh doanh bao hàm một cái nhìn mở rộng không chỉ

vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà còn vào những đấu thủ khác vốn có ảnh hưởng đến tiềm năng lợi nhuận của ngân hàng. Mục tiêu cuối cùng của phân tích môi trường kinh doanh là đề xuất giải pháp chiến lược mà một ngân hàng có thể thích ứng hay định hình môi trường mà nó đang hoạt động và là xuất phát điểm cho hoạch định chiến lược.

Công cụ phân tích môi trường kinh doanh được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là Mô Hình Ngũ Lực của Micheal Porter, người có đóng góp quan trọng vào những tư duy chiến lược công ty những năm gần đây.

Hình 1 1 : Mô hình 5 lực của Micheal Porter

Nguồn: “Chiến lược cạnh tranh”- Micheal Porter [3]

Cạnh tranh nội bộ ngành

Các yếu tố cạnh tranh trong ngành bao gồm: mức độ tăng trưởng và khả năng lợi nhuận của ngành so sánh với các ngành khác; số lượng các đối thủ tham gia trong ngành; lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp như lợi thế chi phí thấp, lợi thế về sự khác biệt sản phẩm; nhận diện thương hiệu; chi phí chuyển đổi liên quan đến thay đổi chiến lược thị trường, sản phẩm; các rào cản rời bỏ ngành; sự phức tạp về thông tin cũng ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của từng đối thủ...

Thế mặc cả của người mua

Thế mặc cả của người mua là vị thế mặc cả của người mua các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng trên thị trường. Thế mặc cả phụ thuộc vào quan hệ cung cầu; số lượng người mua; mức độ nhạy cảm về giá cả; lợi ích của người mua;

Cạnh tranh nội bộ ngành (Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường) Mối đe dọa của các đối thủ mới gia nhập thị trường Thế mặc cả của người mua Mối đe dọa của sản phẩm thay thế Thế mặc cả của nhà cung cấp

các sản phẩm thay thế; sự khác biệt hóa về sản phẩm; thương hiệu; chi phí chuyển đổi...

Thế mặc cả của nhà cung cấp

Thế mặc cả của nhà cung cấp xác định vị thế của nhà cung cấp trong việc cung ứng các đầu vào của doanh nghiệp. Nó bị ảnh hưởng bới các yếu tố như: số lượng và mức độ tập trung của nhà cung cấp; sự khác biệt của nhà cung cấp; sự tồn tại hoặc xuất hiện nhà cung cấp thay thế; tính ổn định của nhà cung cấp về số lượng; chi phí đầu vào so sánh với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được; chi phí chuyển đổi nhà cung cấp...

Mối đe dọa của những công ty mới

Sự xuất hiện các công ty mới trong ngành sẽ làm giảm tỷ suất lợi tức trong ngành. Sự xuất hiện nhiều hay ít các công ty mới trong ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chính sách của nhà nước có khuyến khích hay không; hiệu quả kinh doanh của ngành; rào cản gia nhập ngành của các công ty mới; nhận diện thương hiệu; yêu cầu về vốn; sự khác biệt về sản phẩm; quy mô sản xuất; sự tiếp cận kênh phân phối; chi phí chuyển đổi liên quan đến lực lương khách hàng; sự phản ứng của các doanh nghiệp hiện hữu...

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế là tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế so với sản phẩm, dịch vụ hiện có. Nó phụ thuộc vào chi phí khi thay đổi sản phẩm, dịch vụ mới của người mua và xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng.

Vận dụng Mô Hình Ngũ Lực trong phân tích môi trường cạnh tranh đối với một NHTM, chúng ta có thể cụ thể hóa được các lực lượng trong mô hình như sau:

- Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là các NHTM, các tổ chức tài chính, tín dụng hiện đang hoạt động trên cùng lĩnh vực.

- Các đối thủ mới: là sự xuất hiện và sẽ xuất hiện của các tổ chức tài chính, tín dụng mới theo giấy phép của chính phủ.

- Nhà cung cấp: là lực lượng cung cấp nguồn vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh của một NHTM.

- Người mua: là tập hợp các đối tượng khách hàng khác nhau mà ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng, thanh toán, ngân quỹ và tài chính.

- Sản phẩm thay thế: là những dịch vụ có thể được cung cấp bởi các công ty không phải là NHTM nhưng lại có liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ như: quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, các công ty kiều hối, hiệp hội, các quỹ tự nguyện...

Như vậy, phân tích môi trường khách quan giúp một NHTM nhận diện được những cơ hội và thách thức (hay mối đe dọa) phải đối mặt, giúp những nhà hoạch định tìm ra con đường, giải pháp tối ưu nhất phù hợp với khả năng nội tại của họ để tăng cường vị thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)