Kinh tế toàn cầu đang chứng kiến cuộc suy thoái bắt đầu từ 2007 và kéo dài nhất trong lịch sử tính từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Đặc trưng của nó được biểu hiện:
- Tồn kho tăng; - Tổng cầu sụt giảm; - Sản lượng sụt giảm;
- Cầu về lao động giảm, thất nghiệp gia tăng;
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp sụt giảm, thua lỗ & phá sản; - Thị trường bất động sản suy sụp;
- Chứng khoán giảm giá.
Nguyên nhân chính:
- Khủng hoảng tín dụng do cho vay dưới chuẩn;
- Khủng hoảng nợ công châu Âu và nhiều quốc gia khác;
Theo IMF, kinh tế thế giới vẫn đang phái gánh chịu hậu quả của suy thoái, những khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu đang đặt ra những bài toán khó
giải trong thực thi các chính sách mang tính chiến lược cho các quốc gia. Rủi ro nợ công và tài chính yếu kém tại các nền kinh tế phát triển là nguy cơ và thách thức cho sự phục hồi và phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gánh chịu những hậu quả tương tự. Suy thoái kinh tế Việt Nam được thể hiện qua một số đặc trưng nổi bật sau:
- Tăng trưởng kinh tế sụt giảm: tăng trưởng GDP năm 2012 chỉ còn 5,03%, là năm thấp nhất tính từ 2007.
- Bong bóng bất động sản đang xì hơi, sức mua giảm sút; - Tồn kho tăng cao; tổng cầu sụt giảm;
- Nền kinh tế phát triển mất cân đối;
- Hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR (Incremental Capital – Output rate, là tỷ lệ vốn trên sản lương tăng thêm) cao. Theo Viên nghiên cứu kinh tế Việt Nam, chỉ số ICOR của Việt Nam là 6.9 vào top cao nhất thế giới (Trung Quốc: 4.1; Nhật: 3.2; Hàn Quốc: 3.2; Đài loan: 2.7)
- Lạm phát, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán, nợ nước ngoài, tỷ giá… chưa được kiểm soát chủ động.
- Khủng hoảng tài chính – tín dụng: nợ xấu gia tăng; nền kinh tế mất thanh khoản trầm trọng; nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm.
- Số lương các doanh nghiệp giải thể, phá sản gia tăng do chi phí vốn cao, hàng tồn kho lớn do không tiêu thụ được, thiếu hụt dòng tiền…
Bảng 2 5: Tổng sản phẩm trong nước, CPI giai đoạn 2007 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GDP (*) 461.344 490.458 516.566 551.609 584.496 613.884 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,46 6,31 5,32 6,78 5,96 5,03 CPI (%) 12,63 19,89 6,52 11,75 18.53 6,81
Ghi chú: (*): theo giá so sánh 1994
Nguồn: Tổng cục Thống kê [20]
Bảng 2 6: Thu chi Ngân sách 2007-2012
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012(ước) 1. Thu 315.915 416.783 442.340 558.158 647.500 2. Chi 399.402 494.600 584.695 661.370 796.000 3. Bội chi 83.487 77.817 142.355 103.212 148.500 140.000 Nguồn: Tổng cục Thống kê [20]
Các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ
Các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ hiện nay được thực hiện theo tinh thần các Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 và ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2012 và 2013. Các chính sách đã tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:
- Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô: với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, lonh hoạt; chính sách tài khóa chặt chẽ hiệu quả; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả; khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu
- Tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh: hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, xử lý hiệu quả nợ xấu; tập trung hỗ trợ thị trường, giải quyết hang tồn kho; tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng khoa học và công nghệ; - Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng chăn sóc sức
khỏe, đảm bảo đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân;
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường phòng chống tham nhũng;
- Tăng cường quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
- Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai;
Thực tế triển khai, trong năm 2012 lạm phát đã giảm từ 18,53% năm 2011 xuống 6,81% năm 2012. Đặc biệt trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã năm lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động tạo điều kiện để các NHTM giảm lãi suất cho vay. Lần đầu tiên vào ngày 13/3/2012, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm. Tiếp đó, đến ngày 11/4/2012, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đưa trần lãi suất huy động và cho vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Đến 26/3/2013, trần lãi suất huy động dưới 12 tháng đã giảm xuống 7,5% (Các lãi suất trên áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống).
Tuy nhiên, mặc dù lãi suất huy động có giảm nhanh, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay giảm chậm hơn. Các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất phù hợp (rẻ hơn). Tăng trưởng tín dụng năm 2012 rất thấp chỉ đạt 8,91% trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15-17%. Tăng trưởng GDP năm 2012 chỉ đạt 5,03%.