Chiến lược quản trị tài sản có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 75 - 77)

Quản trị tài sản có là việc quản lý các danh mục sử dụng vốn của ngân hàng nhằm tạo một cơ cấu tài sản hợp lý giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư và các tài sản khác.Mục tiêu của quản trị tài sản có là xác định một cơ chế phân bổ nguồn vốn vào các khoản mục khác nhau của tài sản có một cách hợp lý và tối ưu nhất đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Quản trị tài sản có đóng vai trò trung tâm, chi phối các lĩnh vực quản trị khác trong hoạt động của ngân hàng. Do vậy, các nguồn lực về con người, cơ sở hạ tầng công nghệ và tất cả các nguồn vốn cùng đều hướng tới quản trị tài sản có sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Xác định được ý nghĩa, vai trò quan trọng của quản trị tài sản có trong thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh, các Hội đồng và Ủy ban liên quan đã được thành

lập, bao gồm: Hội đồng quản lý tài sản và nợ (ALCO), Hội đồng tín dụng các cấp, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự. Bên cạnh đó các cơ chế chính sách, quy trình được ngân hàng ban hành cụ thể liên quan đến các mảng nghiệp vụ.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của quản trị tài sản có được cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, chấp hành đúng các quy định về giới hạn sử dụng vốn. Về giới hạn tín dụng: tổng dư nợ cho vay một khách hàng không quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng dư nợ và tổng mức bảo lãnh cho một khách hàng không quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tổng dư nợ cho vay một nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có của ngân hàng; tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh cho một nhóm khách hàng không quá 60% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ tối đa sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn không quá 30%, đến cuối 2012, tỷ lệ thực tế này là 3,69%. Về giới hạn đầu tư: đầu tư vào tài sản cố định không quá 50% vốn điều lệ. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ thực tế đầu tư vào tài sản cố định là 6,64%; tỷ lệ đầu tư vào công ty con, góp vốn mua cổ phần, đầu tư liên doanh liên kết không quá 40% vốn điều lệ. Thực tế, đến cuối năm 2012 tỷ lệ này được kiểm soát ở mức 19,88%. Thứ hai, đảm bảo đa dạng hóa các khoản mục tài sản có. Xác đinh rõ cơ cấu danh mục tài sản như: dự trữ tiền mặt và các công cụ tài chính có khả năng chuyển hóa thành tiền; cơ cấu tín dụng hợp lý như: cơ cấu cho vay ngắn và dài hạn; cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân; cho vay các lĩnh vực ngành nghề; tỷ lệ cho vay bằng VND và ngoại tệ; các khoản mục đầu tư: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty,…; Thứ ba, đảm bảo khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Mục tiêu là dự trữ thanh khoản ở mức hợp lý nhất, đảm bảo khả năng thanh toán. Do vậy việc quản lý dòng tiền trên cơ sở các kỳ hạn được quản trị có hệ thống tại phòng nguồn vốn Hội sở. Thứ tư, nhiệm vụ của quản trị tài sản có là đảm bảo sự chuyển hóa linh hoạt giữa các khoản mục tài sản

trên cơ sở phân tích, đánh giá các khoản mục đầu tư, hạn chế tối đa các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.

Các kế hoạch hành động được triển khai trong thực tế:

- Chương trình hành động hướng tới khách hàng mục tiêu: các đề án về phát triển tín dụng hàng năm được giao cho các đơn vị kinh doanh trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình kinh tế từng địa bàn, nhận định tiềm năng và xu hướng phát

triển của các lĩnh vực, ngành nghề, tình hình hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp và đưa ra các gói sản phẩm cụ thể.

- Các chương trình/đề án tín dụng bán lẻ hướng đến người tiêu dùng như cho vay sửa nhà, mua nhà mới, vay tài chính cá nhân…

Các chương trình hiện đang triển khai trong thực tế như: Chương trình “Căn nhà mơ ước”, “VCCB đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Cho vay theo sản phẩm tiền gửi 12 tháng”, “Cho vay cán bộ, nhân viên theo lãi suất ưu đãi. Với các gói sản phẩm phù hợp, tín dụng của ngân hàng trong 3 năm trở lại đây đã có sự tăng trưởng tích cực. Cụ thể như sau:

Bảng 2 9: Tình hình cho vay tại NHTMCP Bản Việt qua các năm:

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 2.355 3.663 4.380 7.782

Tốc độ tăng, giảm (%) - 56 20 78

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM CP Bản Việt [10]

- Đa dạng hóa các danh mục tài sản có, đảm bảo an toàn vốn và duy trì thanh khoản: do kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, bên cạnh đó lãi suất duy trì ở mức cao, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Trong bối cảnh đó, ngân hàng đã chú trọng vào đầu tư an toàn trên thị trường liên ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ (Bảng 2.3). Tuy nhiên, các khoản đầu tư trên thường có tỷ suất sinh lời thấp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)