Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 100 - 109)

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Để nâng vai trò Ngân hàng trung ương, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng nói chung cũng như của NHTM CP Bản Việt nói riêng trong quá trình hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tác giả có một số đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước như sau:

- Ngân hàng Nhà nước cần công khai chiến lược/kế hoạch phát triển của ngành ngân hàng gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước;

- Công khai định hướng chính sách tiền tệ bao gồm các chỉ tiêu lượng tiền cung ứng, chính sách lãi suất, lạm phát, mục tiêu phát triển tín dụng gắn với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

- Sử dụng đồng bộ và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường. Theo dõi, đánh giá, phân tích và dự báo xu hướng thị trường trong nước và thế giới hỗ trợ các NHTM trong nghiên cứu và hoạch định chiến lược.

- Đẩy nhanh đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát chặt chẽ các luồng tiền thanh toán, thực hiện tốt công tác phòng chống rửa tiền.

- Thể chế hóa chế độ thông tin báo cáo, nâng cao hiệu quả công tác thống kê tiền tệ và ngân hàng, cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác và công khai trên website của Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ Luật các Tổ chức tín dụng, xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng.

- Công khai xếp hạng các tổ chức tín dụng theo định kỳ trên cơ sở các tiêu chí xếp hạng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Thể chế hóa việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế vào quản trị hoạt động của các NHTM: Các quy định về quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II; Hệ thống xếp hạng CAMELS (C: Capital adequacy, A: Asset quality, M: Management, E: Earnings, L: Liquidity, S: Sensitivity to market rist).

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới (WB, IMF, ADB…), các ngân hàng trung ương nhằm thu hút nguồn vốn hỗ trợ và sự giúp đỡ về khoa học, công nghệ, kỹ năng quản trị, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu.

- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản dưới Luật Ngân hàng Nhà nước, tạo ra một môi trường pháp lý hoàn chỉnh trong lĩnh vực ngân hàng.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào khung lý thuyết ở chương 1, cơ sở khoa học thực tiễn ở chương 2, cùng định hướng chiến lược kinh doanh, chương 3 đã tập trung vào những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định và quản trị chiến lược phát triển kinh doanh của NHTM CP Bản Việt, bao gồm:

- Xác định các mục tiêu chiến lược;

- Các chiến lược chức năng vận dụng trong quá trình triển khai chiến lược tổng thể; - Hệ thống các giải pháp, cách thức hỗ trợ thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chiến lược tổng thể, tăng cường vị thế cạnh tranh của ngân hàng TMCP Bản Việt;

- Những đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về cơ chế, chính sách vĩ mô định hướng phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu.

KẾT LUẬN CHUNG

Luận văn với đề tài: “Chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chiến lược và quản trị chiến lược, đồng thời rút ra những bài học thực tiễn về vai trò của chiến lược phát triển kinh doanh nhằm tăng cường vị thế cạnh tranh của một NHTM trong điều kiện môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM CP Bản Việt, từ đó xây dựng được mô hình các yếu tố đầu vào mang tính quyết định đến công tác hoạch định và quản trị chiến lược, đồng thời đưa ra những đề xuất mang tính giải pháp đối với công tác hoạch định và quản trị chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh NHTM Cổ phần Bản Việt. Đề tài cũng đưa ra những đề xuất kiến nghị với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước về các chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Các nội dung cụ thể mà đề tài của luận văn đạt được là:

- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM

- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của NHTM Cổ phần Bản Việt; thực trạng hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh của NHTM Cổ phần Bản Việt. Từ đó rút ra được kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh của NHTMCP Bản Việt, để làm cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, đề xuất và kiến nghị;

- Đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh của NHTMCP Bản Việt đồng bộ và khả thi.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Phúc, sự giúp đỡ của đồng nghiệp tại ngân hàng TMCP

Bản Việt, song luận văn chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Hội đồng cùng những ai quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1) GS.TS. Hồ Đức Hùng (2003), “Phương pháp quản lý doanh nghiệp”;

2) TS. Nguyễn Việt Hùng, “Luận án Tiến sỹ: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mã số: 62.34.03.01”

3) Micheal E. Porter (Tủ sách Doanh trí 2012), “Chiến lược cạnh tranh” ; 4) Micheal E. Porter (Tủ sách Doanh trí 2012), “Lợi thế cạnh tranh” ;

5) Joel Bessis, “Quản trị rủi ro trong ngân hàng” (Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 2012)

6) Micheal E. Gordon (Nhà xuất bản Lao động và Xã hội 2012), “Triết lý doanh nghiệp 101”;

7) Liam Fahey & Robert M. Randall (Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM 2009),

“MBA trong tầm tay, chủ đề: Quản lý chiến lược”;

8) Paul A Samuelson & William D. Norhalls, “Kinh tế học” (Nhà xuất bản Tài chính 2011);

9) Peter S.Rose, “Quản trị ngân hàng thương mại” (Nhà xuất bản Tài chính 2004);

10) Ngân hàng TMCP Bản Việt, “Báo cáo thường niên 2009, 2010, 2011, 2012”

11)Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012”;

12)NHTM CP Á Châu, “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012”

13) Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín, “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012”;

14) Ngân hàng TMCP Quân Đội, “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012”;

15) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, “Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010, 2011, 2012”;

16) Quốc Hội, “Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010”; “LuậtNgân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010”;

17) Trường đại học kinh tế TP. HCM (2009), “Lý thuyết tài chính tiền tệ”;

18) Trường đại học kinh tế TP. HCM (2012), “Quản trị ngân hàng thương mại”;

19) Viện nghiên cứu phát triển (Nhà xuất bản Lao động xã hội 2006), “Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, con đường đến thành công”;

20) Websites: www.sbv.gov.vn; www.gso.vn; www.dangcongsan.vn; www.thuvienphapluat.vn; www.vneconomy.vn; www.dantri.com.vn; www.vi.wikipedia.org; www.vnba.org.vn; www.vnexpress.net; www.cafeland.vn; www.vietcapitalbank.com.vn; www.sacombank.com.vn; www.techcombank.com.vn; www.acb.com.vn; www.mbbank.com.vn; www.eximbank.com.vn; www.hsx.vn; www.hnx.vn; www.fpts.com.vn; www.vietstock.vn;

PHỤ LỤC 1

Tổng tài sản, huy động và dư nợ tín dụng của 5 NHTM CP hàng đầu Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng

TÊN NGÂN HÀNG

TỔNG TÀI SẢN TiỀN GỬI KHÁCH HÀNG CHO VAY

Năm 2008 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng % Năm 2008 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởn g% Năm 2008 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng % MBBANK 44,346 175,609 396 27,162 117,747 433 15,740 74,500 473 EXIMBANK 48,247 170,156 353 30,877 70,558 229 21,232 74,315 350 SACOMBANK 68,438 151,915 222 53,787 107,746 200 35,008 94,887 271 ACB 105,316 176,307 167 64,216 125,233 195 34,832 101,822 292 TECOMBANK 92,534 179,933 194 39,930 111,462 279 26,018 67,136 258 CỘNG 358,881 853,920 238 215,972 532,746 247 132,830 412,660 311

Nguồn: báo cáo thường niên các ngân hàng [11,12,13,14,15] Ghi chú: Số liệu báo cáo kết thúc năm tài chính

PHỤ LỤC 2:

Vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh của 5 NHTM CP hàng đầu Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng

TÊN NGÂN HÀNG

VỐN CHỦ SỞ HỮU LỢI NHUẬN SAU THUẾ

Năm 2008 Năm 2012

Tốc độ tăng

trưởng% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

MBBANK 4,500 12,863 286 646 1,129 1,716 1,969 2,318 EXIMBANK 12,844 15,812 123 711 1,132 1,814 3,038 2,138 SACOMBANK 7,758 13,412 173 954 1,670 1,910 1,995 1,002 ACB 7,766 12,624 163 2,210 2,201 2,334 3,207 784 TECOMBANK 5,615 13,289 237 1,173 1,690 2,058 3,166 765 CỘNG 38,483 68,000 177 5,694 7,822 9,832 13,375 7,007

: Nguồn: báo cáo thường niên các ngân hàng [11,12,13,14,15] Ghi chú: Số liệu báo cáo kết thúc năm tài chính

PHỤ LỤC 3:

Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của 5 NHTM CP hàng đầu Việt Nam TÊN NGÂN HÀNG ROA (%) ROE (%) 2008 2012 2008 2012 MBBANK 1.46 1.32 14 18 EXIMBANK 1.47 1.26 6 14 SACOMBANK 1.39 0.66 12 7 ACB 2.10 0.44 28 6 TECOMBANK 1.27 0.43 21 6 CỘNG 1.59 0.82 15 10

Nguồn: báo cáo thường niên các ngân hàng [11,12,13,14,15] Ghi chú: Số liệu báo cáo kết thúc năm tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)