Kinh nghiệm thành công của Techcombank trong hoạch định và quản trị chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 38 - 42)

- Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy.

- Nguyên tắc quyền biến: do có sự khác biệt tương đối giữa các giả định chiến lược và thực tế hoạt động.

Chiến lược kinh doanh thành công đòi hỏi người Tổng giám đốc và đội ngũ quản lý và nhân viên cấp dưới phải tạo thành một khối thống nhất trong tư tưởng và hành động. Thấu hiểu tư tưởng chiến lược, nhận dạng được các cơ hội và thách thức, phát huy được năng lực của mọi cá nhân, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chức năng trong tổ chức sẽ là chìa khóa thành công trong việc thực thi chiến lược. Vai trò của Tổng giám đốc và những người quản lý cấp cao được cho là cốt lõi của thành công, do vậy nhiệm vụ của họ là phải phát triển một mô hình tổ chức mạch lạc và toàn diện về những khả năng cần thiết để thực thi chiến lược một cách hiệu quả, đồng thời phối hợp những sáng kiến theo tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau.

1.4.2. Điều chỉnh chiến lược

Thực tế, khi triển khai chiến lược, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của một ngân hàng sẽ luôn có sự thay đổi so với các giả định đưa ra khi xét duyệt và lựa chọn chiến lược. Do vậy, điều chỉnh chiến lược phù hợp với hoàn cảnh thực tế là một công việc thường xuyên và liên tục đối với các nhà quản trị và hoạch định chiến lược. Các phương pháp thực thi chiến lược có thể hiệu chỉnh để phù hợp với các cơ hội, thách thức diễn ra quá nhanh hoặc không theo xu hướng dự báo ban đầu. Tuy nhiên, một chiến lược đúng đắn, trong quá trình triển khai, việc điều chỉnh chỉ xuất hiện ở các chiến lược chức năng và trong phạm vi hẹp.

1.5. KINH NGHIỆM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT

1.5.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng

1.5.1.1. Kinh nghiệm thành công của Techcombank trong hoạch định và quản trị chiến lược chiến lược

Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 19 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương

vốn chủ sở hữu đạt 13.289 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 8.848 tỷ (31/12/2012). Các chỉ tiêu kinh doanh luôn tăng trưởng theo từng năm. Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới 360 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank đã hầu như cung ứng đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam, với lực lượng khách hàng là trên 2,3 triệu

khách hàng cá nhân, trên 66.000 khách hàng doanh nghiệp. [20]

Nguyên nhân thành công của Techcombank được bắt nguồn từ yếu tố nền tảng và mang tính quyết định: đó là họ đã thành công về mặt chiến lược trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của Techcombank được phân tích, đánh giá theo nội dung dưới đây:

1, Xác định mục tiêu chiến lược đúng đắn:

Tầm nhìn chiến lược: Các nhà quản trị và hoạch định chiến lược đã xác định rõ ràng, rành mạch và nhất quán về hướng đi: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh

nghiệp hàng đầu Việt Nam”

Sứ mệnh:

“- Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.”

“- Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.”

“- Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.”

Nhận xét: Bản tuyên bố nhiệm vụ của ngân hàng đã thể hiện xúc tích nhưng đầy đủ mục tiêu và trách nhiệm mà ngân hàng hướng tới đó là: sản phẩm và thị trường khách hàng mục tiêu; khách hàng là trung tâm; lợi ích của cổ đông và người lao động; phát triển nhanh mạnh và bền vững.

Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. - Liên tục cải tiến có nghĩa là chúng ta đã tốt nhưng luôn có thể tốt hơn , vì vậy chúng ta sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện.

- Tinh thần phối hợp có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào đồng nghiệp của mình và hợp tác để cùng mang lại điều tốt nhất cho ngân hàng.

- Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen thưởng xứng đáng cho những người đạt thành tích.

- Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công việc đã được cam kết sẽ phải được hoàn thành.

Nhận xét: “Giá trị cốt lõi” đã thể hiện những nguyên tắc, nguyên lý nền tảng của ngân hàng xuyên suốt qua thời gian, thể hiện tính hành động và sự cam kết vươn lên không ngừng nghỉ.

Trên cơ sở lý luận về chiến lược, chúng ta có thể thấy các nhà hoạch định và quản trị chiến lược của Techcombank là những người rất am hiểu về lý thuyết quản trị chiến lược và cạnh tranh. Thời gian đã kiểm định tính đúng đắn của mục tiêu chiến lược mà Techcombank đã theo đuổi.

2, Chuẩn hóa quy trình hoạch định và quản trị chiến lược kinh:

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, quy trình hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh được thực hiện hàng năm theo các trình tự dưới đây:

- Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện mục tiêu chiến lược. - Phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng.

- HĐQT dự thảo các chỉ tiêu hướng dẫn hàng năm trong cho việc lập kế hoạch trên cơ sở nhận định cơ hội, thách thức bên ngoài, điểm mạnh và điểm yếu bên trong.

- Các đơn vị chức năng xây dựng các phương án chiến lược trên cơ sở các chỉ tiêu hướng dẫn. Đồng thời xác định các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể và các kế hoạch hành động.

- Tập hợp các dự thảo chiến lược và kế hoạch. - Tổ chức thẩm định chiến lược và kê hoạch.

- Hoàn chỉnh, phê duyệt chiến lược chức năng, các chỉ tiêu kế hoạch. Hoàn chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược. - Thông báo mục tiêu chiến lược, kế hoạch kinh doanh hàng năm, các chính

sách, quy trình thực hiện.

- Theo dõi, đôn đốc triển khai chiến lược, kế hoạch

- Kiểm tra thực hiện, giám sát tuân thủ, nhận dạng và đo lường rủi ro.

- Điều chỉnh chiến lược/Kế hoạch phù hợp với những thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc thiết kế mô hình tổ chức khoa học và linh hoạt trong triển khai chiến lược đã giúp họ khai thác triệt để năng lực nội tại và đạt hiệu quả cao trong thực thi chiến lược kinh doanh. Sự kết hợp giữa “mô hình chức năng” và “mô hình phân bộ” đi kèm một cơ chế phán quyết phù hợp cho phép các quyết định thực thi nhanh chóng và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng. Techcombank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai mô hình phê duyệt tín dụng tập trung theo chiều dọc và có phân quyền. Đối tượng khách hàng được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ được thiết kế đa dạng cho từng đối tượng khách hàng, lĩnh vực ngành nghề đã thể hiện được tính ưu việt và tạo lập giá trị gia tăng cho khách hàng.

Nhận xét: Quy trình hoạch định và quản trị chiến lược tại Techcombank thể hiện tính chuyên nghiệp cao, họ đã vận dụng tốt cơ sở lý luận vào thực tiễn. Thực tế kết quả hoạt động kinh doanh cũng như vị thế của Techcombank đã chứng minh tinh đúng đắn của các nhà quản trị và điều hành trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược.

1.5.1.2. Thành công của tập đoàn HSBC trong chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) là thành viên của Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi.

Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.

Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các NHTM cổ phần lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn. Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần tại Techcombank. Tháng 09 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước.

Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập Đoàn Bảo Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt. Tháng 10 năm 2009, HSBC ký thoả thuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Bảo Việt từ mức 10% lên 18% với trị giá 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu Đôla Mỹ).

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước để thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 09 năm 2008. Ngân hàng mới có tên Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đặt trụ sở chính ở tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với số vốn đăng kí 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, đơn vị sáng lập và thành viên chính thức của tập đoàn HSBC.

Đến nay, mạng lưới hoạt động của HSBC Việt Nam mở rộng lên đến 16 điểm trên toàn quốc bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh; một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội và bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đông Nai. [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)