GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VCCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 45)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1992, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Ngân hàng Bản Việt - Viet Capital Bank) trưởng thành từ Ngân hàng TMCP Gia Định - một trong những NHTM cổ phần lâu đời nhất tại Việt Nam. Ngân hàng Bản Việt thừa kế những kinh nghiệm quý báu từ 20 năm phát triển và đang có một sự chuyển mình mạnh mẽ trong một vài năm gần đây. Quá trình hình thành và phát triển của NHTM CP Bản Việt được chia thành các cột mốc sau:

Năm 1992: Thành lập

Ngân hàng thành lập với tên gọi NGÂN HÀNG TMCP GIA ĐỊNH, theo giấy phép thành lập số 576/GP-UB của Ủy ban nhân dân TP.HCM và giấy phép hoạt động số 0025/NH-CP ngày 22/08/1992 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 02 Hợp tác xã tín dụng Bạch Đằng và Kỹ Thương với số vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng.

Năm 1994 – 2005: Giai đoạn vượt qua khó khăn, củng cố

- Giadinhbank từng bước vượt qua khó khăn, dần ổn định và phát triển trong giai đoạn từ 1994 đến 2005. Đây là giai đoạn kiện toàn và củng cố của ngân hàng sau vụ án “Thái Kim Liêng và Đồng bọn”.

- Năng lực tài chính ngày càng được nâng cao với số vốn điều lệ tăng lên 80 tỷ đồng.

- Mạng lưới: 05 điểm giao dịch (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 02 phòng giao dịch)

Năm 2006: Giai đoạn bắt đầu phát triển

- Tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng

- Mạng lưới: 06 điểm giao dịch (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 03 Phòng giao dịch) - Khánh thành Trụ sở chính tại 135 Phan Đăng Lưu, P.2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

- Được xếp hạng 19/29 NHTM trên cả nước về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin do Hội tin học Việt Nam bầu chọn.

Năm 2007: Phát triển có định hướng

- Tăng vốn điều lệ lên 444,623 tỷ đồng

- Mạng lưới: 11 điểm giao dịch (01 Trụ sở chính, 05 chi nhánh, 05 phòng giao dịch) - Ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp tác chiến lược với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), theo đó Vietcombank luôn duy trì tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần 30% và trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của Ngân hàng Gia Định, cùng những cam kết hỗ trợ toàn diện nhằm đưa Ngân hàng Gia Định trở thành NHTM có khả năng cạnh tranh cao tại Việt Nam.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn của khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Tây và Tây Nguyên.

- Được Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, liên minh các hợp tác xã Việt Nam, Hội khoa học Đông Nam Á phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng "Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu" lần 2 năm 2007.

- Được Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trao tặng giấy khen năm 2007.

- Được Viện quản lý tri thức và công nghệ, Trung tâm nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương, Tòa soạn thông tin QCA Thương mại chứng nhận danh hiệu Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng 2007.

Năm 2008 – 2009: Tiếp tục phát triển có định hướng

- Ngày 14/02/2008: Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 444.623tỷ đồng lên 500 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 2 số 059036 ngày 14/02/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Giấy chứng nhận chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước số 218/UBCK – GCN ngày 20/11/2007 và công văn chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM số 1201/NHNN – HCM02 ngày 09/08/2007.

- Ngày 18/12/2008: Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 15 số 059036 ngày 30/12/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Giấy chứng nhận chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước số 352/UBCK – GCN ngày 07/11/2008 và công văn chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM số 1774/NHNN – HCM02 ngày 06/10/2008.

- Mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng từ 05 điểm giao dịch năm 2005 (01 Trụ sở chính, 02 chi nhánh, 02 phòng giao dịch) lên 28 điểm giao dịch năm 2008 (01 Trụ sở chính, 07 chi nhánh, 20 phòng giao dịch)

- Các cổ đông lớn của Giadinhbank là các NHTM có uy tín. Ngày 18/09/2007, Giadinhbank ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đánh dấu bước ngoặc mới cho sự phát triển có định hướng của Giadinhbank. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trở thành cổ đông chiến lược đã hỗ trợ tích cực về mọi mặt trong hoạt động của Giadinhbank: năng lực tài chính, quản trị điều hành, công nghệ thông tin…

Năm 2010 – nay: Giai đoạn tăng tốc phát triển

- Ngày 30/8/2010: được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giadinhbank chính thức tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.

- Ngày 25/08/2011: được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Giadinhbank đã hoàn thành việc nâng vốn điều lệ năm 2011 từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

- Ngày 09/01/2012: Giadinhbank chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, với tên gọi mới là NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT (Viet Capital Bank)

- Đến 31/12/2012 Viet Capital Bank đã có một hệ thống màng lưới bao gồm 17 chi nhánh và 21 phòng giao dịch trên các địa bàn trọng điểm của cả nước.

2.1.2. Giấy phép đăng ký kinh doanh

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, cấp ngày 20/6/2012, với các nội dung chính như sau:

1, Tên công ty:

Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT

Tên công ty viết bằng tiêng nước ngoài: VIET CAPITAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

2, Mã số doanh nghiệp: 0301378892

3, Địa chỉ trụ sở chính: 112-114-116-118 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

4, Ngành nghề kinh doanh: “ Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ , vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được khi được ngân hàng nhà nước cho phép; dịch vụ cầm đồ; hoạt động bao thanh toán.”

5, Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng (Ba nghìn tỷ đồng); mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng; tổng số cổ phần: 300.000.000 cổ phần

6, Vốn pháp định: 3.000 tỷ đồng (Ba nghìn tỷ đồng)

2.1.3. Vốn cổ phần và cơ cấu cổ đông

Đến 31/12/2012, tổng số vốn điều lệ của Ngân hàng Bản Việt là 3.000 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông như sau :

Bảng 2 1 : Cơ cấu cổ đông đến 31/12/2013

Đơn vị : tỷ đồng

Đối tượng Số lượng Số cổ phần Giá trị Tỷ lệ

(%) 1.Tổ chức Trong đó, nắm giữ trên 5% Tổ chức nước ngoài 19 3 Không có 139.840.517 101.931.942 - 1.399 1.019 - 47 34 - 2. Cá nhân - Trong nước Trong đó, nắm giữ trên 5% -Nước ngoài 1.113 1.113 Không có Không có 160.159.483 160.159.483 1.601 1.601 53 53

Quá trình tăng vốn điều lệ được tổng hợp trong Bảng 1.2 dưới đây :

Bảng 2 2: Quá trình tăng vốn điều lệ NHTM CP Bản Việt

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Vốn điều lệ

Tăng trưởng qua các năm Tăng/Giảm (+/-) Tốc độ tăng trưởng % Năm 1992 5 - - Năm 1995 80 75 1.600 Năm 2006 210 130 263 Năm 2007 444,623 234,623 212 Năm 2008 1.000 555,377 225 Năm 2010 2.000 1.000 200 Năm 2011 3.000 2.000 140

Nguồn :Báo cáo thường niên và dữ liệu trên website của ngân hàng[10,20]

2.1.4. Cơ cấu tổ chức (xem hình 2.1)

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Bản Việt được thiết kế như sơ đồ như hình 1.3. Hỗ trợ Đại hội cổ đông có Ban kiểm soát và Kiểm toán nội bộ. Hội đồng quản trị có Văn phòng HĐQT và các ủy ban nhân sự, quản trị rủi ro, ủy ban tài chính và các ủy ban, hội đồng liên quan. Trực thuộc Tổng giám đốc có các ủy ban, hội đồng như hội đồng quản lý tài sản nợ & có (ALCO), hội đồng tín dụng, nhân sự, tài chính... Các bộ phận chức năng tại Hội sở được phân theo các khối chức năng chuyên trách về các mảng nghiệp vụ kinh doanh và hỗ trợ, bao gồm các khối: Khối phát triển kinh doanh; Khối tiền tệ đầu tư; Khối hỗ trợ và phát triển sản phẩm; Khối quản lý rủi ro và Kiểm soát tuân thủ; Khối nhân sự; Trung tâm công nghệ; Khối kế toán; Khối tài chính; Khối phát triển màng lưới; Trung tâm thẻ; Các công ty trực thuộc/liên doanh, liên kết. Tổ chức tại các chi nhánh là các đơn vị kinh doanh trực tiếp được tổ chức linh hoạt, gọn nhẹ đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, bao gồm các bộ phận chính là: Phòng quan hệ khách hàng; Phòng quản lý tín dụng; Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ; và các phòng giao dịch trực thuộc.

Chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban, hội đồng, khối, phòng ban, đơn vị được quy định cụ thể bằng các quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc theo phân cấp quyền hạn ban hành.

2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT PHẦN BẢN VIỆT

2.2.1. Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bản Việt đã có sự tăng trưởng tốt về quy mô và chất lượng trong những năm gần đây, số liệu các chỉ tiêu kinh doanh tổng hợp được mô tả tại Bảng 2.3. dưới đây:

Bảng 2 3: Các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của NHTM Cổ phần Bản Việt

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 1.Tổng tài sản 3.330 8.225 16.968 20.670 2.Vốn chủ sở hữu: Trong đó: Vốn Điều lệ 1.107 1.000 2.078 2.000 3.301 3.000 3.265 3.000 3.Huy động vốn 2.190 6.076 13.290 17.103

4.Dư nợ cho vay 2.355 3.663 4.380 7.782

5.Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,39 4,07 2,70 1,90

6.Gửi vốn có kỳ hạn trên

thị trường liên Ngân hàng 210 1.659 3.660 2.787

7.Các khoản đầu tư 112 1.463 5.859 2.901

8.Lợi nhuận trước thuế 72 75 360 272

9.Mạng lưới hoạt động 28 29 31 38

10. Cán bộ nhân viên (người) 540 583 673 922

Bảng 2 4: Các chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Bản Việt qua các năm

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

2008 2009 2010 2011 2012

1. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn điều lệ bình

quân 0.89 5,46 5,03 10,76 6,8

2. ROE (%) 0,59 5,13 4,58 10,78 6.21

3. ROA (%) 0,15 1,97 1,32 2,53 1.08

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần) 2,2 2,5 2,45 2,12 2,85

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để

cho vay Trung, dài hạn 11,30 0 5,05 3,69

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 45,11 54,92 35,54 27,48

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM CP Bản Việt từ [10]

Trong những năm qua, mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng các chỉ tiêu kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt được kết quả tích cực so với chỉ tiêu trung bình ngành. Dưới đây là các biểu đồ mô tả tăng trưởng của một số chỉ tiêu chủ yếu.

Biểu đồ 2 1: Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM CP Bản Việt từ [10]

147%

106%

Biểu đồ 2 2 : Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM CP Bản Việt [10]

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM CP Bản Việt [10]

177% 119% 29% 56% 20% 78%

2.2.2. Các sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng khách hàng khác nhau trên cơ sở marketing hỗn hợp (4P: Product, Price, Place, Promotion).

Đối với khách hàng cá nhân, bao gồm các sản phẩm dịch vụ tài khoản, tiết kiệm, tín dụng cá nhân, dịch vụ thẻ, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn đầu tư, ngân hàng điện tử, dịch vụ kiều hối, ngoại tệ…Đối với tín dụng cá nhân, các sản phẩm dịch vụ được thiết kế chi tiết cho từng nhóm đối tượng tín dụng khác nhau như: cho vay mua xe, mua bất động sản, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay đầu tư chúng khoán, cho vay du học, vay làm kinh tế cá thể…

Đối với khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các sản phẩm dịch vụ: tiền gửi, tín dụng doanh nghiệp, dịch vụ thu chi hộ, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử, sản phẩm bảo hiểm…Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp cũng được thiết theo các mục đích, thời gian, đối tượng sử dụng vốn như cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay tài trợ dự án; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; bao thanh toán; cho vay theo các chương trình định hướng của chính phủ…

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢN VIỆT

2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Thành tựu của quá trình đổi mới

Năm 1992, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (nay là Ngân hàng Bản Việt) ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Được khích lệ bởi các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần đã ra đời trong thập niên 90. Trong tổng số 39 ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay (31/12/2012) thì 31 ngân hàng được thành lập vào các năm từ 1991 đến 1996. Hơn 20 năm qua, nhờ có sự đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu tích cực: ổn định kinh tế vĩ mô; cơ bản kiểm soát được lạm phát; kinh tế tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 7%; chuyển đổi cơ câu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xóa đói giảm nghèo; thu nhập của người lao động nâng cao; giải quyết tốt hơn vấn đề an sinh xã hội; phát triển tốt quan hệ đối ngoại; quốc phòng, an ninh được tăng cường.

2.3.1.2. Mục tiêu chính sách kinh tế

Trung thành với các Nghị quyết VIII, IX, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 là tiếp tục tăng cường đổi mới: phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa Việt Nam "trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh." ; "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [20]

2.3.1.3. Luật các tổ chức tín dụng

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đã đánh dấu sự hoàn thiện một hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)