Chiến lược marketing và phát triển sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 77 - 79)

Mục tiêu của chiến lược marketing là gia tăng nhận biết về thương hiệu, tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ nhằm tăng doanh số, thị phần và cuối cùng là đạt được chỉ tiêu lợi nhuận mong muốn.

Chiến lược marketing là sự kết hợp triển khai của các yếu tố cơ bản: sản phẩm (product), giá cả (Price), truyền thông hay xúc tiến thương mại (promotion), hệ thống phân phối.

Các biện pháp triển khai đã và đang được thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, về nghiên cứu phát triển sản phẩm: bộ phận nghiên cứu, phát triển sản phẩm trực thuộc Khối hỗ trợ và phát triển sản phẩm tại Hội sở là nơi xây dựng các đề án nghiên cứu thị trường, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm mới. Thực tế triển khai cho thấy việc phát triển sản phẩm dịch vụ của Bản Việt được tập trung vào ba nhóm hoạt động chính: (1): Nhóm các sản phẩm dịch vụ tín dụng bao gồm: các gói sản phẩm cho vay, tài trợ cho doanh nghiệp và cá nhân; (2): Nhóm các sản phẩm tài khoản, thanh toán bao gồm: các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, các loại hợp đồng tiền gửi đối với tổ chức, cá nhân vận dụng linh hoạt kỳ hạn và lãi suất, các hình thức thanh toán (bao gồm cả thanh toán quốc tế) và chuyển tiền với cơ chế phí ưu đãi, các dịch vụ thu chi hộ và vận chuyển tiền mặt theo yêu cầu khách hàng, các sản phẩm thấu chi tài khoản áp dụng hạn mức, chuyển tiền kiều hối; (3): Nhóm sản phẩm sử dụng công nghệ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng, SMS (short mesage services), internet banking và phát triển hệ thống máy ATM (automatic teller machine), POS (point of sale). Đi đôi với nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, các chính sách khách hàng (theo xếp hạng tín nhiệm) cũng được xây dựng và triển khai đồng bộ với hoạt động quảng cáo sản phẩm.

Thứ hai, xác định giá thành và giá bán sản phẩm: Giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở các chi phí đầu vào và đảm bảo được khả năng cạnh tranh về dài hạn. Đối với lãi suất huy động, cho vay và phí dịch vụ, cơ chế ban hành cho phép Tổng giám đốc được vận dụng linh hoạt đảm bảo thu hút khách hàng tiềm năng và duy trì tỷ lệ lãi biên cho phép. Hiện nay các loại lãi suất và phí của Bản Việt luôn duy trì ở mức cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận.

Thứ ba, triển khai các chương trình truyền thông, quảng cáo, tài trợ từ thiện, hoạt động cộng đồng: Các hoạt động trên có vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhận biết thương hiệu, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tính ưu việt của các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách ưu đãi, các chương trình khuyến mãi...

Chương trình phát triển thương hiệu của Bản Việt được bắt đầu triển khai từ tháng 1/2012 sau khi được đổi tên từ NHTM CP Gia Định với một ngân sách lớn và sử

dụng các nhà cố vấn chuyên nghiệp đã thực sự thu được những kết quả tốt về nhận diện thương hiệu.

Các chương trình quảng cáo định kỳ trên các kênh thông tin đại chúng, quảng cáo tại chỗ, phát tờ rơi, các hoạt động cộng đồng, hoạt động từ thiện… đã được triển khai có hệ thống.

Nhìn chung, việc triển khai chiến lược marketing và phát triển sản phẩm đã góp phần vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm gần đây thể hiện qua các chỉ tiêu kinh doanh mà ngân hàng đã đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)