Yếu tố công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 66 - 68)

Sự đột phá về công nghệ đã kích thích đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngân hàng Nhà nước đã thành lập trung tâm công nghệ thông tin với chức năng, nhiệm vụ là đẩy nhanh các ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý và thanh toán trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã thực sự thay thế các nghiệp vụ thủ công trước kia, góp phần đẩy nhanh quá trình lưu chuyển vốn trong nền kinh tế cũng như phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều NHTM cũng đã hoàn thành xây dựng hệ thống phần mềm quản lý (Corebanking) và trung tâm lưu trữ dữ liệu. Với cơ sở hạ tầng công nghệ lưu trữ dữ liệu, truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng, trên nền tảng của hệ thống hạch toán kế toán, thống kê theo chuẩn mực của Việt Nam và quốc tế đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị, quản lý hệ thống, thực hiện tốt hơn các chức năng hoạt động kinh doanh của các NHTM, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động.

Tổng hợp các khó khăn, thách thức và cơ hội đối với NHTM CP Bản Việt

Khó khăn, thách thức:

- Nền kinh tế vẫn đang đối mặt với suy thoái: Sản xuất, kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại do chi phí vốn cao, tồn kho lớn nhất là tồn kho trong lĩnh vực bất động sản. (Tăng trưởng kinh tế GDP quý I/2013: 4,89%) .

- Tổng cầu nền kinh tế vẫn tiếp tục suy yếu: Nhu cầu đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới chưa xuất hiện. Sức mua của người tiêu dùng giảm sút do thu nhập giảm, thất nghiệp gia tăng. Chính sách tài khóa hiện đang xem xét về việc giảm thuế cho doanh nghiệp, nhưng tác động đến tổng cầu là hạn chế vì khi đa số các doanh nghiệp không có lãi thì việc giảm thuế không còn ý nghĩa trong ngắn hạn.

- Nguy cơ nợ xấu gia tăng đối với những doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

- Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt. Lợi thế cạnh tranh luôn được giành giật giữa các nhóm dẫn đầu: các NHTM Nhà nước, nhóm các

- Lạm phát có khả năng bùng phát trở lại do bội chi ngân sách có chiều hướng gia tăng.

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và đồng bộ; hệ thống thông tin, báo cáo chưa tuân thủ các chuẩn mực báo cáo thống kê do chưa vận dụng đầy đủ các chế tài cần thiết dẫn đến khó khăn cho việc khai thác dữ liệu đầu vào cho công tác hoạch định và quản trị chiến lược kinh doanh.

Cơ hội

- Đường lối chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển kinh tế thị trường là cơ sở để mọi doanh nghiệp xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh.

- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cần thiết cho mọi doanh nghiệp tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh một cách công bằng, minh bạch.

- Các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ theo chủ trương của Đảng trong thực tiễn đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp về định hướng chính sách kinh tế. Là tiền đề để thu hút, gia tăng đầu tư, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Việc ưu tiên tập trung vốn theo chỉ đạo của Chính phủ cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, bao gồm: nông nghiệp nông thôn; các dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; lĩnh vực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là cơ hội để ngân hàng tiếp cận khách hàng mục tiêu.

- Vai trò của Ngân hàng Nhà nước về quản lý và điều hành các chính sách tiền tệ đã đạt được những thành quả nhất định, tạo được niềm tin vào định hướng chính sách.

- Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là cơ hội tìm kiếm các lĩnh vực, ngành nghề có tiềm năng để phát triển thị trường/khách hàng.

- Phân khúc thị trường bán lẻ là phân khúc có tiềm năng và quy mô ngày càng mở rộng trong tương lai. Đây là cơ hội để ngân hàng có chiến lược thâm nhập thị trường này.

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp tạo lập một hệ thống các ngân hàng có sức khỏe tốt, cạnh tranh lành mạnh.

- Hội nhập kinh tế toàn cầu là cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về quan hệ đại lý trong thanh toán quốc tế, cơ hội về trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý ngân hàng hiện đại, về khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ v.v…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)