Luật các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 56 - 58)

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 đã đánh dấu sự hoàn thiện một hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng bằng việc áp dụng các luật các tổ chức tín dụng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Luật đã quy định chặt chẽ về các loại hình tổ chức tín dụng; chức năng kinh doanh được phép; mô hình tổ chức, quản trị điều hành; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động; kiểm soát đặc biệt; áp dụng chặt chẽ chế độ thông tin báo cáo tăng cường tính minh bạch trong hoạt động. Nó đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các tổ chức tín dụng, nâng cao vai trò của các tổ chức tín dụng đối với việc thúc đẩy nền kinh tế và tham gia thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 là sự kế thừa và hoàn thiện qua các giai đoạn sau:

- Trước năm 1988: Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng một cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các chi nhánh từ trung ương đến địa phương. Hệ thống ngân hàng theo mô hình này chủ yếu để thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh về chính sách tiền tệ của chính phủ.

- Từ 1988 đến 1990: Nghị định 53-HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước áp dụng thí điểm hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh.

- Năm 1990 đánh dấu sự ra đời của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước (Không số ngày 23/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng) và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (Số 38-LCT/HĐBT ngày 23/5/1990). Với hai Pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ bản đã được tổ chức phù hợp với mô hình của các nước có nền kinh tế thị trường. Các tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại quốc doanh; Ngân hàng thương mại cổ phần; Ngân hàng nước ngoài(hoạt động có điều kiện); Ngân hàng liên doanh; Ngân hàng đầu tư và phát triển; Hợp tác xã tín dụng; Công ty tài chính.

- Năm 1997 Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/10/1998, nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại được phát huy tích cực hơn trong việc huy động, cho vay thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Năm 2004, Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, với mục đích thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; phát triển các tổ chức tín dụng Nhà nước, tạo điều kiện để các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ; thành lập các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, đồng thời cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)