Chiến lược quản trị tài sản nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 74 - 75)

Quản trị tài sản nợ là quản trị quá trình hoạt động huy động vốn đảm bảo đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng, đầu tư, thanh toán với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mục tiêu của chiến lược đề ra là: Thứ nhất, tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ hai, gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý trên cơ sở mở rộng quy mô hoạt động. Thứ ba, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Thực tế, trong 4 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là tích cực, chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể như sau:

Bảng 2 8: Tình hình huy động vốn tại NHTMCP Bản Việt qua các năm:

Chỉ tiêu Năm

2009 2010 2011 22012

Huy động vốn 2.190 6.076 13.290 17.103

Tốc độ tăng, giảm (%) - 177 119 29

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM CP Bản Việt [10]

Các giải pháp được triển khai trong thực tế:

- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn: Căn cứ vào mục tiêu chiến lược, hàng năm kế hoạch nguồn vốn được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu kinh doanh tổng thể, đảm bảo cân đối với kế hoạch sử dụng vốn. Kế hoạch huy động vốn xác định quy mô, cơ câu, tốc độ tăng trưởng so với năm trước, các phương án, biện pháp huy động, chính sách lãi suất vận dụng phù hợp cho từng khu vực, từng đối tượng huy động vốn. Trình tự xây dựng kế hoạch được thực hiện theo các bước như sau: Kế hoạch tổng thể về nguồn vốn sẽ được xây dựng tại Hội sở trên cơ sở tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch năm trước của từng đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống. Các đơn vị kinh doanh trực tiếp căn cứ vào chỉ tiêu hướng dẫn từ Hội sở và tình hình thực tế tại địa phương, đưa ra những nhận định về xu hướng thị trường để bảo vệ và hoàn thiện kế hoạch và xây dựng các chương trình hành động cụ thể.

nội bộ (FTP) nhằm khuyến khích việc mua bán vốn giữa các đơn vị và Hội sở. Các đơn vị kinh doanh sẽ là các khách hàng nội bộ của nhau. Với cơ chế giá linh hoạt theo thị trường sẽ khuyến khích các đơn vị kinh doanh trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động.

- Các biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch: các biện pháp huy động vốn đã được ngân hàng sử dụng đồng bộ nhằm khơi tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Các biện pháp về kinh tế (chi phí) như: áp dụng lãi suất cạnh tranh, tổ chức các chương trình khuyến mãi, các chính sách khách hàng phù hợp, xổ số dự thưởng. Về kỹ thuật, nghiệp vụ bao gồm: nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện giao dịch một cửa rút gắn thời gian giao dịch của khách hàng, đa dạng hóa các hình thức huy động, phát triển màng lưới giao dịch. Hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, tuyên truyền, quảng cáo cũng được triển khai theo các chương trình cụ thể. Tất cả các biện pháp đã được áp dụng, kết quả là nguồn vốn của ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, do các sản phẩm thẻ, các sản phẩm dịch vụ internet banking, phone banking mới được triển khai trong năm 2012 cho nên việc tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là do áp dụng lãi suất cạnh tranh và các biện pháp về chi phí dẫn đến chi phí vốn cao.

- Điều chỉnh kế hoạch: thực tế hoạt động, các kế hoạch có thể được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện nhằm đảm bảo phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần bản việt (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)