Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 63 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh

Ngoài hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh thẻ là phát hành và thanh toán, hoạt động quản lý rủi ro đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong việc phát hành và thanh toán thẻ.

Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như thẻ giả, thẻ mất cắp, thất lạc, thẻ bị lợi dụng, giao dịch thanh toán giả mạo... Những rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, uy tín của ngân hàng phát hành thẻ và gây phiền nhiễu, rắc rối cho chủ thẻ. Trong những năm qua, tổn thất và rủi ro trong nghiệp vụ thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung xảy ra trên tất cả các lĩnh vực, nhưng mức độ thấp hơn nhiều so với chỉ số chung. Nguyên nhân cơ bản là do lĩnh vực này còn mới mẻ nên các ngân hàng rất thận trọng, số lượng chủ thẻ ít, số lượng giao dịch chưa cao. Trong khi đó, tín dụng thẻ thường được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (số lượng phát hành thẻ trên cơ sở tín chấp chỉ chiếm khoảng 9-10%).

Rủi ro đối với chủ thẻ bao gồm một số rủi ro sau:

- Lộ mã PIN hoặc làm mất thẻ: Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số cá nhân (PIN). Chủ thẻ do vô tình có thể để lộ số PIN và đồng thời bị mất thẻ mà chưa kịp báo cho ngân hàng phát hành. Do một nguyên nhân nào đó, người lấy được thẻ biết được số PIN và họ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại máy ATM.

- Thẻ giả: Thẻ giả là một nguy cơ nhức nhối trên thế giới hiện nay. Đây thực sự không chỉ là rủi ro với chủ thẻ mà còn là rủi ro với cả ngân hàng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những kẻ làm thẻ giả đã rất tinh vi. Thẻ giả có thể được chế tạo từ việc lấy cắp các thông tin từ các thiết bị đọc thẻ tại các điểm thanh toán hàng hóa dịch vụ trong trường hợp bản thân các nhân viên thanh toán không hay biết, hoặc trong trường hợp có sự thông đồng giữa nhân viên thanh toán với bọn tội phạm. Nếu những thẻ giả này được dùng để rút tiền mặt tại các ATM thì khả năng để các chủ thẻ có thể đòi lại tiền là vô cùng khó khăn. Theo báo cáo hàng năm của phòng thẻ, tại BIDV Nam Đồng Nai các rủi ro tấn công trên máy ATM như lắp đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (ATM Skimming), tấn công phá hoại máy (ATM Attacks), với trung bình từ 01 - 02 vụ việc cho mỗi năm. Song song với việc tấn công trên

máy ATM, tội phạm còn sử dụng thẻ giả để giao dịch gian lận trên ATM và tại các ĐVCNT. Trong đó, gian lận qua ATM là chủ yếu (với mã loại hình chấp nhận thẻ là 6011). Hiện tại, chi nhánh đã thành lập đội bảo vệ tại các máy ATM nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng lẫn khách hàng, trang bị hệ thống chống lấy cắp thông tin dữ liệu ATM Anti - skimming.

Rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thẻ là rủi ro về việc bị từ chối thanh toán toàn bộ số tiền hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng. Các rủi ro này hoàn toàn có thể khắc phục nếu cơ sở chấp nhận thẻ kiểm tra kỹ và không chủ quan khi chấp nhận thẻ. Các rủi ro có thể là chấp nhận thanh toán thương vụ có giá trị vượt quá số dư trên tài khoản (do sơ ý của nhân viên thanh toán), hoặc sửa chữa số tiền trên hoá đơn do ghi nhầm hoặc cố ý, trong trường hợp này, ngân hàng phát hành có thể phát hiện ra sai phạm và từ chối thanh toán số tiền ghi trên hóa đơn, sau khi đối chiếu với số liệu trên hoá đơn của khách hàng. Riêng đối với các ĐVCNT, hiện nay chi nhánh đang xử lý nhiều rủi ro liên quan đến ĐVCNT cố tình vi phạm cam kết trong hợp đồng thanh toán. Một phần do chưa có trung tâm thông tin liên quan ĐVCNT để giúp ngân hàng có thể tìm hiểu lịch sử, uy tín của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng.

Từ năm 2004 đã có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang được các tổ chức tội phạm thẻ trong khu vực nhắm tới như một thị trường điểm đến, nơi thẻ giả được làm từ các nước khác được tội phạm đưa vào sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam. Trung tâm Thẻ Ngân hàng đầu tư và phát triển VN đã tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong kinh doanh thẻ để có thể giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, hoạt động phát hành thẻ cũng gặp phải những rủi ro. Đó là các trường hợp khiếu nại đối với thẻ giả mạo và các giao dịch giả mạo sử dụng thẻ đã thống báo mất cắp. Tuy nhiên, thị trường phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam chưa thực sự phát triển mạnh nên các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng vẫn đang kiểm soát tương đối tốt và đảm bảo hoạt động thẻ phát triển an toàn. Sản phầm thẻ của BIDV còn nghèo nàn, chỉ có 2 loại thẻ là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng phát hành trên cơ sở tín chấp là chủ yếu nên rủi ro tín dụng từ chủ thẻ là hầu như không có. Công tác thẩm định và xét duyệt yêu cầu phát hành được Trung tâm Thẻ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nghiêm túc thực hiện, đảm bảo các yêu cầu của các chương trình quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 63 - 65)