b. Nhà trường
1.1.1.3.1. Nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị bảnthân với sức khỏe a Giá trị bản thân với sức khỏe thể chất
Giá trị bản thân đã được tìm hiểu trong mối quan hệ với những vấn đề về sức khỏe thể chất như bại não trong “Giá trị bản thân, năng lực nhận thức và những vấn đề về hành vi ở trẻ bại não ” (Self-worth, perceived competence, and behaviour
problems in children with cerebralpalsy), chấn thương tủy sống trong “Mối quan hệ của việc ứng phó, giá trị bản thân và hạnh phúc cá nhân: Một mô hình cấu trúc cân bằng” với khách thể có chấn thương tủy sống (The relationship of coping, self-
worth, and subjective well-being: A structural equation model) và thừa cân trong
“Vai trò của cảm nhận về giá trị bản thân trong điều trị giảm cân ” (Role for a sense of self-worth in weight-loss treatments).
Kết quả nghiên cứu đã nhận định rằng, mặc dù có những trở ngại về thể chất, cá nhân vẫn duy trì giá trị bản thân thông qua những cách thức khác nhau. Trẻ bại liệt não bật lên việc chống lại những thử thách từ khuyết tật cơ thể gây ra với giá trị bản thân. Trẻ bị bại liệt não xác định mức độ giá trị bản thân tương tự như trẻ không bị bại liệt não, chỉ có sự tự đánh giá về hoạt động thể chất là thấp hơn (Schuengel và cộng sự, 2006).
Trong khi đó, đối tượng bị chấn thương tủy sống nếu có cách ứng phó tập trung vào những ảnh hưởng từ khuyết tật sẽ dễ bị gục ngã trước bệnh tật và giảm đi giá trị cuộc sống của họ. Nghiên cứu này tiếp tục ủng hộ quan điểm về mối quan hệ giữa lòng tự trọng, giá trị bản thân với hạnh phúc của cá nhân. Cảm nhận tốt về một giá trị bản thân tích cực sẽ có mối liên hệ tốt với hạnh phúc. Bên cạnh đó, một cá nhân có lòng tự trọng cao sẽ có những cách ứng phó phù hợp, dẫn đến kết quả về một sức khỏe tốt (Smedema, Catalano, & Ebener, 2010).
thể giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp với sức khỏe. Việc giảm cân sẽ thành công đối với những người chấp nhận sự hỗ trợ, hướng dẫn nhằm tăng cường giá trị bản thân từ các bác sĩ gia đình của họ (Cochrane, 2008).
Các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc thiết lập những chiến lược ứng phó
phù hợp nhằm điều chỉnh tâm lí của người khuyết tật cũng như chất lượng cuộc sống của họ. Một chiến lược ứng phó tăng cường cảm nhận tốt về giá trị bản thân sẽ ảnh hưởng tích cực đến hạnh phúc của cá nhân đó.