Bảng 2.8. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy về giá trị bản thân tổng quát
Mức độ xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp < 19,8 0 0 2 Thấp 19,8 đến cận 28,6 6 2,0 3 Trung bình 28,6 đến cận 37,4 116 38,7 4 Khá 37,4 đến cận 46,2 153 51,0 5 Cao >= 46,2 25 8,3
trong hoạt động kinh tế - văn hóa- xã hội, chỉ có 2% sinh viên có mức độ thấp, 38,7% sinh viên ở mức trung bình, 51,0% ở mức khá và 8,3% ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội là 39,19 thuộc mức khá. Một số biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.9
Bảng 2.9. Một số biểu hiện nổi bật trong hoạt động kinh tế - văn hóa -xã hội Biểu hiện ĐT B ĐLC Điểm số cao nhất
Tôi có quyền được đối xử công bằng như các
thành viên khác trong nhóm. 4,17 0,72
Tôi mong muốn một kết quả công việc phù
hợp 4,04 0,75
Nỗ lực của tôi xứng đáng được các thành viên
trong tổ chức, đội nhóm xem trọng.
3,81 0,73
Điểm số thấp nhất
Tôi có thể đảm nhận nhiều vai trò trong các tổ
chức, câu lạc bộ, đội nhóm.
3,27 0,99 Tôi có thể tìm kiếm nhiều cách thức khác
nhau 3,16 1,05
Tôi thích tham gia nhiều hoạt động xã hội. 3,11 1,16 Những biểu hiện có điểm trung bình cao nhất trong hoạt động kinh
tế- v ă hóa - xã hội như “Tôi có quyền được đối xử công bằng như các thành viên khác trong nhóm” (ĐTB = 4,17), “Tôi mong muốn một kết quả công việc phù hợp với năng lực và phẩm chất của tôi” (ĐTB = 4,04) và “Nỗ lực của tôi xứng đáng được các thành viên trong tổ chức, đội nhóm xem trọng” (ĐTB = 3,81) đều đạt mức độ khá. Trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội, yếu tố xứng đáng được đối xử như một con người trong xã hội được sinh viên đặc biệt quan tâm. Mong muốn về sự xứng đáng này được thể hiện rõ ràng khi sinh viên không chỉ yêu cầu quyền lợi về kết quả công việc phù hợp với năng lực, phẩm chất mà còn đòi hỏi sự công nhận từ người khác.
Những biểu hiện có điểm trung bình thấp bao gồm “Tôi có thể đảm nhận nhiều vai trò trong các tổ chức, câu lạc bộ, đội nhóm...” (ĐTB = 3,27), “Tôi có thể tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau để hoàn thành công việc” (ĐTB = 3,16) và “Tôi thích tham gia nhiều hoạt động xã hội” (ĐTB = 3,11) đều có mức độ trung bình. Trong khi mong muốn được đối xử với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, những biểu hiện thấp nhất trên cho thấy sinh viên đánh giá năng lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế. Với việc thay đổi môi trường hoạt động, sinh viên dần nhận ra nhiều hạn chế về năng lực hoạt động xã hội của bản thân, từ đó dẫn đến việc tự đánh giá bản thân còn hạn chế ở năng lực hoạt động.
Nhìn chung, sự phân tán các câu trả lời thể hiện qua độ lệch chuẩn cho thấy sự khác biệt giữa các biểu hiện có mức độ khác nhau. Những biểu hiện với mức độ khá có độ lệch chuẩn thấp hơn so với những biểu hiện còn lại. Trong đánh giá về năng lực bản thân, câu trả lời của sinh viên có sự đa dạng.