Hoạtđộng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 61 - 64)

b. Giá trị bảnthân với sức khỏe tinh thần

I.3.2.2. Hoạtđộng nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học. Hoạt động này được hình thành từ các lứa tuổi trước đây nhưng chưa thật sự được chú trọng. Đến giai đoạn thanh niên sinh viên, nghiên cứu khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động học tập. Hoạt động này phát huy những tố chất của một người trí thức lao động chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Với bản chất là hoạt động nhận thức tạo ra những giá trị mới thông qua phương pháp tìm tòi, phát hiện,... nghiên cứu khoa học trang bị cho sinh viên hệ thống quan điểm, phương pháp luận và những phẩm chất - năng lực của một con người làm việc có phương pháp và đam mê sáng tạo (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012). Thông qua hoạt động nghiên cứu, sinh viên sẽ nắm vững phương pháp luận khoa học cũng như các phương pháp nhận thức hiện tượng mới, có khả năng thích ứng nhanh chóng khi giải quyết các vấn đề khoa học, có tư duy sâu sắc, sáng tạo trong việc tiếp nhận thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật và ứng dụng vào các vấn đề khoa học.

Động cơ tham gia nghiên cứu khoa học của thanh niên sinh viên rất đa dạng, trong đó nhận thức khoa học là động cơ chủ yếu. Sinh viên mong muốn mở rộng nhãn quan khoa học, hoàn thiện tri thức và đóng góp sức lực của mình trong việcgiải quyết các vấn đề. Động cơ này được hình thành từ năm nhất Đại học dưới sự

tác động của giảng viên làm nảy sinh nhu cầu tìm tòi những thông tin mới (Nguyễn

Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Bên cạnh đó, những động cơ cá nhân như chuẩn

bị cho tương lai nghề nghiệp hoặc tự khẳng định cuộc sống của bản thân cũng góp phần thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hoạt động khoa học của sinh viên thường được bắt đầu từ hoạt động tái tạo và trải qua hàng loạt giai đoạn khác nhau. Mức độ cao của tính tích cực sáng tạo ở sinh viên được biểu hiện ở chỗ họ đặt vấn đề một cách độc lập, tự tìm cách giải quyết và lựa chọn được phương án tối ưu trong số các phương án có thể có (Nguyễn

Thạc và Phạm Thành Nghị, 2008). Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên bắt đầu từ các phương pháp cơ bản nhất như quan sát hoạt động của sinh viên năm cuối, tham gia các hội nghị khoa học sinh viên, tìm tòi và tham khảo những tài liệu cần thiết theo vấn đề sinh viên quan tâm.

Để hoạt động nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, thanh niên sinh viên cần xây dựng cho mình những kĩ năng cần thiết bao gồm kĩ năng tìm kiếm và đánh giá ý nghĩa của tài liệu, kĩ năng so sánh phân tích, kĩ năng vận dụng các phương pháp nhận thức khoa học, kĩ năng tích lũy, phân tích và trình bày các tri thức, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng khái quát, kết luận công trình,... Chất lượng nghiên cứu khoa học không chỉ phụ thuộc vào các kĩ năng của sinh viên mà còn dựa vào một số yếu tố như trình độ hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy của giảng viên, việc tổ chức khoa học và trang bị các phương tiện khoa học kĩ thuật cho quá trình học tập của sinh viên, sự phù hợp với những thành tựu mới nhất của

kĩ thuật,...

Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học làm tăng tính tích cực trí tuệ của thanh niên sinh viên, giúp họ nắm vững tài liệu một cách sáng tạo, phát triển tư duy khoa học, rèn luyện những phẩm chất nhân cách, góp phần hình thành tính độc lập về nghề nghiệp và năng lực giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.

í.3.2.3. Hoạt động chính trị xã hội

Một trong những hoạt động đặc trưng ở giai đoạn thanh niên sinh viên là hoạt

động chính trị-xã hội. Hoạt động này biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của sinh viên. Là một tổ chức xã hội quan trọng của đất nước, sinh viên có nhu cầu, nguyện vọng tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội với sự say mê và cống hiến của tuổi trẻ. Sinh viên nhạy cảm đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước và là tầng lớp có tính tích cực xã hội cao (Vũ Thị Nho, 2008).

Hoạt động chính trị - xã hội ở thanh niên sinh viên được tổ chức với hình thức đa dạng và phong phú. Hầu hết sinh viên hứng thú và nhiệt tình tham gia từ các hoạt động của tập thể trường lớp như tổ chức phong trào thi đua trong sinh viên, tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đến các hoạt động có tính chính trị - xã hội rộng lớn tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Sinh viên tham gia các hoạt động này với nhiều động cơ khác nhau bao gồm động cơ hoàn thiện nhân cách, động cơ khẳng định bản thân, động cơ giao tiếp, mở rộng mối quan hệ hay động cơ đóng góp cho xã hội.

Việc tham gia của thanh niên sinh viên vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển nhân cách cá nhân. Thông qua các hoạt động xã hội, sinh viên có cơ hội nâng cao tri thức lí luận đã tiếp thu từ giảng đường,

hoàn thiện kĩ năng, đem kiến thức vận dụng vào thực tiễn xã hội. Từ đó, sinh viên hình thành, phát triển các phẩm chất cần thiết của người lao động tương lai và xây dựng lý tưởng cuộc sống, góp phần vào sự phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w