b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánhgiá
1.4.2. Cơ sở xác định giá trị bảnthân củasinh viên
Trong sự phát triển của giai đoạn thanh niên sinh viên, những đặc điểm sinh lí và tâm lí có những thay đổi quan trọng, tuy không đồng đều giữa các sinh viên khác nhau. Lứa tuổi thanh niên sinh viên đã hoàn thiện các mặt giải phẫu và chức năng sinh lí đảm bảo một khả năng sống. Trong lĩnh vực nhận thức và nhân cách, những nét tâm lí như tự ý thức, tự đánh giá được hình thành từ các giai đoạn trước nay phát triển mạnh mẽ đánh dấu sự chuyển biến tầm quan trọng của tự nhận thức bản thân về những mặt năng lực, phẩm chất cá nhân sinh viên. Đời sống tình cảm của sinh viên có sự thay đổi theo chiều sâu với sự nâng cao chất lượng của các dạng tình cảm cấp cao.
Sự thay đổi điều kiện sống mà trong đó vai trò của thanh niên sinh viên với các mối quan hệ, những nhu cầu như khẳng định bản thân được nâng cao cùng việc
xây dựng kế hoạch đường đời cho bản thân thể hiện rõ nét sự xuất hiện cảm nhận mình là một con người với đầy đủ khả năng và xứng đáng được tôn trọng. Thanh niên sinh viên có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động giao tiếp... nhưng hoạt động xác lập nên những nét cấu tạo tâm lí mới của sinh viên là hoạt động học tập với mục tiêu đào tạo thành người chuyên gia với đầy đủ năng lực và phẩm chất trong tương lai, góp phần xây dựng đất nước. Sự quan tâm chủ yếu của sinh viên xoay quanh hoạt động học tập bao gồm động cơ, phương pháp và hình thức học tập, thành tích đạt được,mối quan hệ với nhà trường, bạn bè, thầy cô. Sự khác biệt giữa sinh viên các ngành học, năm học, giữa nam và nữ sinh viên hay sự khác biệt về kết quả học tập và rèn luyện đều thể hiện sự phát triển không đồng đều và mang dấu ấn cá nhân của sinh viên.
Cùng với sự phát triển những đặc điểm trên, sinh viên xác định những lĩnh vực quan trọng nhằm khẳng định giá trị bản thân. Có 7 lĩnh vực mà sinh viên dựa vào để xác định giá trị bản thân bao gồm năng lực học tập, ngoại hình, sự công nhận từ người khác, sự cạnh tranh, sự hỗ trợ từ gia đình, niềm tin tôn giáo và phẩm chất đạo đức (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Trong việc xác định lĩnh vực thể hiện giá trị bản thân, có sự khác biệt về mặt giới tính, tôn giáo, dân tộc,... Những lĩnh vực này có liên quan đến việc cá nhân tự điều chỉnh mình. Vì cảm nhận về giá trị của sinh viên có liên quan đến mức độ họ nghĩ về bản thân là tốt hay xấu, ở sinh viên xuất hiện động cơ thành công, tránh thất bại trong những
lĩnh vực thể hiện giá trị bản thân. Tuy nhiên, việc dựa vào những lĩnh vực này để tiên đoán hành vi sẽ dẫn đến sự không chính xác. Bởi vì, giá trị bản thân chỉ là một trong số những động cơ thực hiện hành vi và cũng có rất nhiều cách thức khác nhau để đáp ứng những lĩnh vực của giá trị bản thân.
Các lĩnh vực của giá trị bản thân có một cấu trúc đơn giản trải theo một chuỗi liên tục từ lĩnh vực bên ngoài đến bên trong với sự ảnh hưởng khác nhau. Trong khi những lĩnh vực bên trong liên quan tích cực đến hạnh phúc, những lĩnh vực bên ngoài mà giá trị bản thân dựa vào hành vi hoặc đánh giá từ người khác có liên quan nhiều hơn đến một tâm lí bất ổn, lòng tự trọng thấp, bệnh ái kỉ hoặc một số sự kết hợp của những đặc tính không tốt dẫn đến việc thiếu hạnh phúc. Mặc dù vậy, rất ít sinh viên xác định giá trị của mình dựa theo các yếu tố bên trong, thể hiện sự khác biệt cá nhân trong sinh viên (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003).