Bảng 2.27. Kiểm định T- Test về giá trị bản thân giữa các khối ngành
Sinh viên thuộc khối ngành sư phạm và ngoài sư phạm không có sự khác biệt về giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời. Mức độ chênh lệch về điểm trung bình không đủ thể hiện sự khác biệt về giá trị bản thân giữa các nhóm sinh viên.
Nhìn chung, sinh viên thuộc các khối ngành khác nhau đều xây dựng giá trị bản thân ở mức độ khá. Sinh viên không chỉ tự nhận thức bản thân có đầy đủ năng lực, phẩm chất và xứng đáng được đối xử như một con người trong xã hội mà còn lựa chọn xây dựng những chiến lược hành động phù hợp trước những tình huống có thể ảnh hưởng đến giá trị bản thân. Tuy vậy, những đặc thù khác nhau giữa hai nhóm ngành sư phạm và ngoài sư phạm đã ảnh hưởng đến việc cá nhân quyết định lựa chọn lĩnh vực nào đóng vai trò quan trọng hơn trong giá trị bản thân của sinh viên. Khối ngành ĐTB ĐLC Trị sốT Sig Giá trị bản thân tổng quát Sư phạm 104,39 13,70 -0,64 0,53 Ngoài sư 105,37 12,81 Giá trị bản thân tạm thời Sư phạm 70,21 9,95 0,16 0,88 Ngoài sư phạm 70,03 9,86
2.2.2.2. Giới tính
a. Lĩnh vực xác định giá trị bản thân
Bảng 2.28. Kiểm định T - Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các giới tính Lĩnh vực xác định giá trị bản thân Giới tính Trị số T Sig Nam Nữ 1. Ngoại hình 3,06 2,93 2,00 0,05
2. Niềm tin tôn giáo 2,46 2,43 0,21 0,83
3. Sự cạnh tranh 3,49 3,43 0,74 0,46
4. Phẩm chất đạo đức 3,77 3,80 - 0,32 0,75
5. Sự công nhận từ người khác 2,71 2,62 1,16 0,25 6. Sự hỗ trợ từ gia đình 3,50 3,68 -2,62 0,01
7. Năng lực học tập 3,43 3,61 -2,67 0,01
Với Sig là 0,01, sinh viên nam và nữ có sự khác biệt khi sử dụng những lĩnh vực bao gồm Sự hỗ trợ từ gia đình và Năng lực học tập để xác định giá trị bản thân.
Trong khi đó, các lĩnh vực khác không có sự khác biệt ý nghĩa.
Với lĩnh vực Sự hỗ trợ từ gia đình, sinh viên nam dựa vào lĩnh vực này ít hơn
so với nữ (ĐTB lần lượt là 3,50 và 3,68). Mối quan hệ giữa giá trị bản thân của sinh viên nữ với sự hỗ trợ từ gia đình quan trọng hơn so với sinh viên nam. Nữ giới có xu hướng đánh giá cao tác động của gia đình, cụ thể là sự hỗ trợ về mặt tình cảm đến giá trị bản thân. Sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, tình yêu thương, sự tự hào hay sự quan tâm của gia đình,... là những tiêu chí được sinh viên nữ xem xét khi nghĩ đến giá trị bản thân. Bên cạnh đó, trước những hành động
ngoài xã hội của sinh viên có thể ảnh hưởng đến gia đình, nữ giới có khuynh hướng
Năng lực học tập được xem xét là một trong những lĩnh vực quan trọng nhằm
xác định giá trị bản thân của cả hai nhóm sinh viên nam và nữ. Tuy nhiên, giá trị bản thân của sinh viên nữ được xây dựng trên năng lực học tập nhiều hơn so với giá trị bản thân ở sinh viên nam (nữ: ĐTB = 3,61; nam: ĐTB = 3,43). Điều này có thể bắt nguồn từ nhận thức về tầm quan trọng của việc học đối với giá trị của bản thân. Trong khi sinh viên nam nhanh chóng thích ứng với môi trường hoạt động thay đổi và dễ dàng hơn trong việc xác định nhiều lĩnh vực mới có thể trở thànhcơ sở để xây dựng giá trị bản thân, sinh viên nữ phải đối mặt với nhiều thách thức mới của cuộc sống và có xu hướng đánh giá bản thân dựa trên những lĩnh vực quen
thuộc.
Nhìn chung, hai lĩnh vực sự hỗ trợ từ gia đình và năng lực học tập có vai trò quan trọng đối với giá trị bản thân của sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam.
b. Giá trị bản thân
Bảng 2.29. Kiểm định T - Test về giá trị bản thân giữa các giới tính
Sinh viên thuộc giới tính khác nhau không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh về giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời. Kết quả này cho thấy, cả nam và nữ sinh viên đều xác định giá trị bản thân ở mức độ khá. Sự chênh lệch về trung bình tổng điểm không đủ thể hiện sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên này.
Như vậy, giá trị bản thân của sinh viên nam và nữ có sự khác biệt trong những
lĩnh vực nhằm xác định giá trị bản thân. Tuy nhiên, dù dựa vào lĩnh vực nào làm cơ sở xây dựng giá trị bản thân, sinh viên nam và nữ đều phát triển một giá trị bản
Giới tính ĐTB ĐLC Trị sốT Sig Giá trị bản thân tổng quát Nam 105,83 14,59 1,08 0,28 Nữ 104,09 12,33 Giá trị bản thân tạm thời Nam 69,61 9,99 -0,76 0,45 Nữ 70,50 9,84
thân ở mức độ khá. Điều này cho nhận định về kết quả của sự cảm nhận năng lực, phẩm chất và sự xứng đáng cá nhân cũng như quyết định hành động trước một tình
2.2.2.3. Năm học
a. Lĩnh vực xác định giá trị bản thân
Bảng 2.30. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các năm học Lĩnh vực xác định giá trị bản thân Năm học Trị số F Sig Nă m 1 Năm 2 Năm3 Năm4 1. Ngoại hình 2,90 2,98 3,05 2,96 0,81 0,49
2. Niềm tin tôn giáo 2,76 2,41 2,28 2,39 3,36 0,02
3. Sự cạnh tranh 3,51 3,39 3,50 3,44 0,57 0,64
4. Phẩm chất đạo đức 3,77 3,78 3,79 3,81 0,05 0,99
5. Sự công nhận từ người khác 2,63 2,74 2,56 2,69 0,98 0,41 6. Sự hỗ trợ từ gia đình 3,67 3,47 3,74 3,57 3,42 0,02
7. Năng lực học tập 3,57 3,52 3,59 3,48 0,58 0,63
Sự khác biệt về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các sinh viên theo từng
năm học có ý nghĩa thống kê ở hai lĩnh vực: Niềm tin tôn giáo (Trị số F = 3,36, Sig = 0,02) và Sự hỗ trợ từ gia đình (Trị số F = 3,42, Sig = 0,02). Trong khi mức độ sử dụng Niềm tin tôn giáo chỉ ở mức thấp (ngoại trừ sinh viên năm nhất có mức
độ trung bình), Sự hỗ trợ từ gia đình được các nhóm sinh viên dựa vào để xác định
giá trị bản thân ở mức khá.
Sự khác biệt về việc sử dụng lĩnh vực Niềm tin tôn giáo được xác định ở nhóm sinh viên năm 1 và nhóm sinh viên năm 3 theo kết quả kiểm định Scheffe (xem phụ lục 2). Đây là những giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đối với sinh viên trong việc thích ứng môi trường xã hội mới. Trong việc sử dụng Niềm tin tôn giáo để xác định giá trị bản thân, sinh viên năm 1 có mức độ sử dụng lĩnh vực này cao hơn hẳn so với các nhóm sinh viên còn lại. Theo từng năm học, môi trường hoạt động của sinh viên ngày được mở rộng. Sinh viên không chỉ giới hạn trong các hoạt động cơ bản như trước mà còn được thử sức, trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến sự thay đổi và phát triển về thế giới quan của họ. Ở giai đoạn này, niềm tin vào sự che chở, tình thương yêu từ tôn giáo tuy vẫn còn nhưng
không
đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc xác định giá trị bản thân. Hầu hết sinh viên không sử dụng lĩnh vực này để nhận định về giá trị bản thân của mình.
Đối với lĩnh vực Sự hỗ trợ từ gia đình, sự khác biệt diễn ra ở giai đoạn sinh viên năm 2 với sinh viên năm 3 theo kết quả kiểm định Scheffe (xem phụ lục 2). Sinh viên năm 2 sử dụng lĩnh vực này ở mức độ trung bình - khá trong khi sinh viên năm 3 có mức độ sử dụng khá. Ở giai đoạn thanh niên sinh viên, gia đình không còn giữ vai trò quan trọng đến các hoạt động của cá nhân như các giai đoạn phát triển trước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này là sự thay đổi vai
trò trong xã hội cũng như điều kiện sống của sinh viên. Sinh viên được xã hội công
nhận như một người trưởng thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ, chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bản thân mà không phụ thuộc vào gia đình. Sinh viên được quyền quyết định hầu hết các hoạt động của bản thân. Mặt khác, một bộ phận sinh viên học tập và sinh sống xa gia đình nên sự hỗ trợ hay tình thương từ gia đình cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của sinh viên. Ở những năm đầu tiên Đại học, sinh viên vẫn còn khá bỡ ngỡ với những sự thay đổi môi trường sống hay nội dung, hình thức học tập nên giá trị bản thân lúc này chủ yếu được dựa vào những lĩnh vực quen thuộc, gần gũi với sinh viên như tình yêu từ gia đình.
Theo từng năm học, sinh viên dần khẳng định bản thân qua các hoạt động khác nhau và tìm ra các lĩnh vực phù hợp để phát triển. Đến hai năm cuối Đại học, sinh viên đã có thể khẳng định bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến việc Sự hỗ
trợ từ gia đình không còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị bản thân. Tuy nhiên nhìn chung, mức độ sử dụng lĩnh vực Sự hỗ trợ từ gia đình để xác định giá trị bản thân ở mức khá của sinh viên cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa cá
nhân và gia đình, điều này phần nào có liên quan đến văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
b. Giá trị bản thân
Bảng 2.31. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các năm học Năm học ĐTB ĐLC Trị số F Sig Giá trị bản thân tổng quát Năm 1 106,63 14,87 0,51 0,68 Năm 2 104,17 13,96 Năm 3 104,50 12,96 Năm 4 104,31 11,51 Giá trị bản thân tạm thời Năm 1 70,44 10,62 0,48 0,70 Năm 2 70,98 9,57 Năm 3 69,18 10,05 Năm 4 69,97 9,53
Sinh viên thuộc các năm học khác nhau không có sự khác biệt ý nghĩa khi so
sánh về giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời. Bốn nhóm sinh viên đều phát triển giá trị bản thân tổng quát và tạm thời ở mức độ khá.
Kết quả này cho thấy, mặc dù có sự khác biệt trong việc thay đổi những lĩnh vực để xác định giá trị bản thân theo thời gian, sinh viên vẫn duy trì một mức độ giá trị bản thân phù hợp. Qua các năm học, mức độ giá trị bản thân tổng quát lẫn tạm thời của sinh viên không có sự chênh lệch nhiều. Theo thời gian, sinh viên dần
trải nghiệm những hoạt động khác nhau, phát triển thế giới quan của họ cùng những
loại tình cảm. Đó là cơ sở để sinh viên thay đổi những quan niệm về giá trị bản thân. Tuy vậy, trong cảm nhận của họ, cá nhân có sự nhận thức và đánh giá về năng lực, phẩm chất hay sự xứng đáng bản thân tồn tại ở một mức độ khá cao.
2.2.2.4. Học lực
a. Lĩnh vực xác định giá trị bản thân
Bảng 2.32. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các học lực Lĩnh vực xác định giá trị bản thân Học lực Trị số F Sig Xuất sắc