Sự công nhận từ người khác

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 82 - 84)

b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánhgiá

1.4.2.3. Sự công nhận từ người khác

Ở các giai đoạn phát triển trước, sự công nhận và chấp thuận trong các mối quan hệ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các đặc điểm tâm lí cá nhân. Đối với thiếu niên, việc có nhiều khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè có thể dẫn đến cảm nhận về một giá trị bản thân thấp. Những phản hồi tích cực từ bạn bè đóng vaitrò quan trọng trong việc chứng nhận giá trị bản thân của thiếu niên (Fenzel, Magaletta, & Peyrot, 1997).

Đến giai đoạn thanh niên sinh viên, cá nhân đã được xã hội công nhận là một người trưởng thành, một công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Từ vị trí phụ thuộc trong các mối quan hệ, sinh viên dần khẳng định một vai trò độc lập, bước đầu xây dựng kịch bản đường đời của bản thân. Sự phát triển hệ thống nhu cầu đã thúc đẩy thanh niên sinh viên tham gia vào những hoạt động khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng hay nhu cầu tự thể hiện. Giai đoạn sinh viên với sự mở rộng những quan hệ khác nhau từ hình thức chuyển từ một quan hệ cũ sang quan hệ mới hoặc hình thành cả những mối quan hệ đặc biệt thì các mối quan hệ này đều có điểm chung ở tính bình đẳng thực thụ và tạo cơ hội để sinh viên thể hiện bản thân. Sự chấp thuận và công nhận từ người khác là một trong

những yếu tố đánh giá sự phát triển của các mối quan hệ này.

Giá trị bản thân của sinh viên có thể được dựa trên sự công nhận từ những người khác. Tuy nhiên, sự công nhận này không phải sự công nhận thực sự mà xuất phát từ việc cá nhân tin rằng người khác nghĩ về họ (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Việc xác định giá trị bản thân có thể phụ thuộc vào sự thể hiện trong những mối quan hệ trước những tình huống cụ thể thông qua sự ảnh hưởng đến nhận thức của họ về mối quan hệ đó. Đối với những mối quan hệ quan trọng, cá nhân có thể đánh giá lòng tự trọng của mình ở những lĩnh vực mà người có vị trí quan trọng trong mối quan hệ đó muốn cá nhân nổi trội (Horberg & Chen, 2010).

Hệ quả có thể dẫn đến khi sinh viên xác định giá trị bản thân dựa trên sự công

nhận của người khác là sự ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác hiện tại về sự gần gũi và sự chấp nhận trong các mối quan hệ. Từ việc tự đánh giá về giá trị của bản thân sau khi nhận được phản hồi trước một tình huống của mối quan hệ, cảm nhận về giá trị bản thân có thể bị suy giảm nếu tự đánh giá ở mức thất bại (Horberg & Chen,

2010). Việc phụ thuộc vào cách suy nghĩ của người khác, thực chất là của chính bản thân, có thể dẫn đến những bất ổn tâm lí. Bên cạnh đó, để bảo vệ hoặc khôiphục giá trị bản thân, sinh viên có thể thực hiện thông qua nhiều cách thức khác

nhau để đáp ứng được sự công nhận từ người khác mà không quan tâm đến khía cạnh đạo đức của hành vi hay hậu quả có thể gây ra. Những hành vi như gian lận trong thi cử để nhận sự khen thưởng từ gia đình, nhà trường, tham gia những nhóm cộng đồng không lành mạnh, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá khi giao tiếp để đạt được sự chấp thuận từ bạn bè, thể hiện hình ảnh bản thân không đúng thực tế,.. .là những biểu hiện hậu quả của việc dựa vào sự công nhận từ người khác để xác định giá trị bản thân.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w