- Giỏi Khá Trung bình Yếu
2.2.2.7. Điều kiện kinh tế
a. Lĩnh vực xác định giá trị bản thân
Bảng 2.38. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các điều kiện kinh tế
Lĩnh vực xác định giá trị bản thân
Điều kiện kinh tế
Trị số F Sig Cao Trung
bình Thấp
1. Ngoại hình 3,20 3,00 2,81 2,81 0,06
3. Sự cạnh tranh 3,53 3,48 3,32 1,07 0,35
4. Phẩm chất đạo đức 3,78 3,79 3,80 0,01 0,99
5. Sự công nhận từ người khác 2,80 2,70 2,41 3,50 0,03
6. Sự hỗ trợ từ gia đình 3,48 3,61 3,64 0,27 0,77
7. Năng lực học tập 3,60 3,53 3,56 0,09 0,92
xác định giá trị bản thân của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình. Trong đó, nhữngnhóm sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau có sự khác biệt ý nghĩa về mặt
thống kê khi Sig = 0,03. Theo kết quả kiểm định Scheffe, sự khác biệt diễn ra giữa
hai nhóm sinh viên có điều kiện kinh tế trung bình và thấp (xem phụ lục 2). Mức độ dựa vào có xu hướng tỉ lệ với điều kiện kinh tế: Sinh viên có điều kiện kinh tế càng cao càng xác định giá trị bản thân dựa trên lĩnh vực này. Điều này được thể hiện thông qua điểm trung bình tăng dần từ các nhóm điều kiện kinh tế thấp, trung bình đến cao (ĐTB lần lượt là 2,41, 2,70, 2,80).
Kết quả trên cho nhận định, môi trường xã hội đã có tác động đến giá trị bản thân của cá nhân. Trong đó, sự công nhận từ người khác là một trong những yếu tố thúc đẩy giá trị bản thân của sinh viên. Lĩnh vực Sự công nhận từ người khác có
phạm vi rất lớn khi không chỉ bao gồm sự nhận xét, đánh giá từ người thân, bạn bè hay thầy cô mà còn bao gồm cả sự công nhận từ xã hội như các danh hiệu, thành
tích đạt được trong các tổ chức, tập thể nếu như sinh viên dựa vào những kết quả này để xét đoán điều người khác đánh giá về bản thân. Sinh viên có điều kiện kinh
tế cao hơn thường chịu áp lực trước những điều người khác nghĩ về họ trong khi sinh viên có điều kiện kinh tế thấp hơn dường như không xem những đánh giá từ người khác là yếu tố cần thiết hay ảnh hưởng đến giá trị của mình khi việc sử dụng
lĩnh vực này để xác định giá trị bản thân của nhóm kinh tế thấp chỉ ở mức độ thấp.
b. Giá trị bản thân
Bảng 2.39. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế ĐTB ĐLC Trị số F Sig
Giá trị bản thân tổng quát Cao 107,3 8 11,16 0,33 0,72 Trung bình 104,5 4 13,70 Thấp 105,8 4 11,53
tạm thời Trung bình 69,74 9,90
Thấp 72,18 9,456
Với Sig lần lượt là 0,72 và 0,31, không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời giữa các nhóm
sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau. Các sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau đều phát triển giá trị bản thân tổng quát và tạm thời ở mức độ khá.
Kết quả trên cho thấy, yếu tố kinh tế tuy có tác động đến việc cá nhân quyết định lựa chọn lĩnh vực nào làm cơ sở để xác định giá trị bản thân nhưng lại không có sự ảnh hưởng đến mức độ giá trị bản thân của một người. Kết quả này phản bác
lại những nhận định trước đó khi cho rằng người có điều kiện kinh tế cao hơn sẽ xác định giá trị bản thân ở mức độ cao hơn. Cảm nhận về năng lực, phẩm chất, sự xứng đáng của bản thân cũng như lựa chọn hành động trước những tình huống liên
quan đến giá trị bản thân đều xuất hiện ở những cá nhân khác nhau, dù cho có bị yếu tố kinh tế chi phối. Dựa vào điều kiện kinh tế khác nhau, cá nhân có thể lựa chọn những lĩnh vực phù hợp nhằm xây dựng và phát triển giá trị bản thân xoay quanh những lĩnh vực đó, mà không bị chi phối bởi các lĩnh vực còn lại.
Như vậy, giá trị bản thân của những sinh viên có điều kiện kinh tế khác nhau có sự khác biệt trong việc sử dụng lĩnh vực Sự công nhận từ người khác làm cơ sở.
Tuy nhiên, khi xét đến mức độ giá trị bản thân tổng quát và tạm thời, giữa các nhóm sinh viên không có sự khác biệt.
2.2.2.8. Vị trí trong gia đìnha. Lĩnh vực xác định giá trị bản thân