Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 34 - 39)

b. Giá trị bảnthân với sức khỏe tinh thần

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Cái tôi là một trong những đề tài được các nhà tâm lí học Việt Nam quan tâm tìm hiểu từ sớm. Đề tài nghiên cứu “Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay” của các tác giả thuộc Viện Tâm lí học-Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn thực hiện và xuất bản năm 2002 là một công trình lớn với chất lượng học thuật cao về chủ đề cái tôi trong mối quan hệ giữa tính cộng

đồng và tính cá nhân trong xu thế phát triển của Việt Nam. Cái tôi cá nhân được khám phá dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Bên cạnh quan điểm về “cái tôi", cấu trúc “cái tôi’ cũng như sự hình thành và phát triển của nó đã được các tác giả trình bày.

Qua nghiên cứu, các tác giả khẳng định những hệ thống giá trị phân biệt hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây đã tạo ra những khuôn mẫu khác nhau về khái niệm “cái tôi”. Xoay quanh những vấn đề về “cái tôi”, hình ảnh về bản thân và tính cá nhân được thanh niên Việt Nam đánh giá đa dạng với nhiều mức độ khác nhau, trong đó đặc điểm về tính cá nhân, tính cộng đồng có sự khác biệt giữa các giới tính. Tính cá nhân và tính cộng đồng có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân phụ thuộc vào hoàn cảnh và giá trị mà người đó theo đuổi. Khi được tự do liên tưởng và lựa chọn, thanh niên Việt Nam nhìn chung mô tả bản thân mình nhưmột cá nhân độc lập, có cá tính, sở thích và quan điểm riêng. Từ kết quả nghiên

cứu, các tác giả đề xuất những phương hướng mới trong nghiên cứu "cái tôi" nhằm xác định đúng đắn sự kết hợp hài hoà giữa tính cộng đồng và tính cá nhân trong nhân cách (Đỗ Long và Phan Thị Mai Hương, 2002).

Đi sâu vào cấu trúc cái tôi và những yếu tố xung quanh, các nghiên cứu tại Việt Nam đã tìm hiểu về những khía cạnh khác nhau như lòng tự trọng hay sự tự đánh giá bản thân trên những nhóm khách thể khác nhau.

Trong “Báo cáo chuyên đề Sức khỏe tâm thần của Vị thành niên và thanh niên Việt Nam ” thuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên, tác giả Nguyễn Thanh Hương đã đánh giá mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa lòng tự trọng với các đặc điểm về dân số - kinh tế - xã hội; trạng thái tâm lí, hành vi cá nhân, môi trường gia đình, quan hệ bạn bè, môi trường xung quanh.

Kết quả điều tra cho thấy, điểm trung bình đánh giá lòng tự trọng thấp hơn đáng kể so với mức điểm trung bình của cuộc điều tra trước. Tỉ lệ vị thành niên và thanh niên Việt Nam có lòng tự trọng cao tăng dần theo độ tuổi và trình độ học vấn cũng như có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ của lòng tự trọng giữa các khu vực sinh sống và dân tộc. Những yếu tố nguy cơ đến lòng tự trọng cá nhân được xác định bao gồm cảm giác buồn chán, sử dụng mạng hay hút thuốc lá. Trong khi

đó, việc tập thể dục thường xuyên, tự đánh giá có sức khỏe tốt, gắn kết mạnh với gia đình, có mối quan hệ tốt với người cha và là thành viên của tổ chức xã hội là các yếu tố bảo vệ lòng tự trọng cá nhân. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc hỗ trợ vị thành niên khẳng định giá trị của bản thân (Nguyễn Thanh Hương, 2010).

Với các công trình nghiên cứu “Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội ” của Đỗ Ngọc Khanh, “Khả năng tự đánh giá các phẩm chất ý chí của học

sinh trung học phổ thông” của Bùi Thị Hồng Thắm và nghiên cứu “Khảo sát việc tự đánh giá của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” của Ngô Thị Đẹp và DưThống Nhất, yếu tố tự đánh giá được các tác giả tìm hiểu qua đối tượng thuộc các

giai đoạn lứa tuổi khác nhau: học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên Đại học. Các nghiên cứu đã tìm hiểu, so sánh các quan niệm về tự đánh giá trên thế giới, xây dựng thang đo phù hợp với người Việt Nam từ đó đánh giá mức độ khả năng tự đánh giá.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tự đánh giá của các đối tượng khác nhau có sự khác biệt. Ở học sinh trung học cơ sở, khả năng tự đánh giá của các em nhìn chung đạt mức độ trung bình và có sự khác biệt trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm học tập, đạo đức, xã hội sức khỏe và cảm xúc (Đỗ Ngọc Khanh, 2005).

Đối với học sinh trung học phổ thông, mối tương quan giữa tự đánh giá phẩm chất ý chí với nhận thức và đánh giá của các bên thứ hai đạt mức thấp, mặc dù học sinh đã biết xếp mức độ biểu hiện các phẩm chất ý chí của bản thân theo một thang đo nhất định, trong đó kết quả học tập là một trong những căn cứ quan trọng, cũng như xác định mức độ biểu hiện của từng phẩm chất ý chí qua các tình huống khác nhau trong hoạt động học tập và giao tiếp. Như vậy, tùy theo giới tính, khối lớp hay kết quả học tập, khả năng tự đánh giá các phẩm chất ý chí của học sinh trung học phổ thông còn thấp và có sự phân hóa ở tính khách quan, mức độ, tính phân biệt. Tự đánh giá của những người xung quanh, nhận thức của học sinh về hiện tượng được đánh giá, mức độ hài lòng về bản thân,... là những yếu tố có ảnh hưởng

nhất định đến tự đánh giá của học sinh (Bùi Thị Hồng Thắm, 2010).

Đối với nhóm khách thể là sinh viên, sự tự đánh giá bản thân đạt mức độ cao trong yếu tố về tính cách đạo đức, kế đến là sự nỗ lực trong học tập và cuối cùng

Qua các nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam, có thể thấy đề tài cái tôi đã được các nhà tâm lí học quan tâm. Nhiều khía cạnh được các tác giả lần lượt tìm hiểu như cấu trúc cái tôi, lòng tự trọng, hay sự tự đánh giá bản thân. Tuy nhiên, đề tài giá trị bản thân vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam khi hầu như các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của việcnghiên cứu giá trị bản thân của con người Việt Nam hiện nay nói chung, của sinh

viên nói riêng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w