Mức độ giá trị bảnthân tạm thờ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 112 - 116)

c. Giá trị bảnthân tổng quát trong giao tiếp

2.2.1.3.1. Mức độ giá trị bảnthân tạm thờ

Bảng 2.12. Mức độ giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Mức độ xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thâp <36 0 0 2 Thâp 36 đến cận 52 18 6,0 3 Trung bình 52 đến cận 68 88 29,3 4 Khá 68 đến cận 84 184 61,3 5 Cao >=84 10 3,3

Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.12 cho thây: chỉ có 6% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tạm thời thâp, 29,3% sinh viên ở mức trung bình, 61,3% ở mức khá và 3,3% ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tạm thời là 70,13 thuộc mức khá. Như vậy, giá trị bản thân tạm thời của đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức khá. Theo biểu đồ phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời, sinh viên có xu hướng có giá trị bản thân tạm thời lệch phải, thiên về mức khá - cao.

Tồng điểm Giá trị bản thân tạm thời

Biểu đồ 2.2. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời

Sự lựa chọn của sinh viên khi đứng trước những tình huống khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá trị bản thân tạm thời của họ. Sinh viên trường Đại học Sư phạm có mức độ giá trị bản thân tạm thời khá - cao thể hiện cho việc lựa chọn cách giải quyết những tình huống tác động đến giá trị bản thân theo hướng nâng cao giá trị bản thân tạm thời nhằm duy trì một giá trị bản thân tổng quát đã được sinh viên xác nhận trước đó.

2.2.I.3.2. Giá trị bản thân tạm thời của sinh viên trong các hoạt động a. Giá trị bản thân tạm thời trong học tập

Bảng 2.13. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong học tập

Mức độ xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp < 12,6 1 0,3 2 Thấp 12,6 đến cận 18,2 18 6,0 3 Trung bình 18,2 đến cận 23,8 60 20,0 4 Khá 23,8 đến cận 29,4 190 63,3 5 Cao >= 29,4 31 10,3

Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.13 cho thấy trong lĩnh vực học tập: chỉ có 0,3% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tạm thời rất thấp, 6% ở mức thấp,

20% sinh viên ở mức trung bình, 63,3% ở mức khá và 10,3% sinh viên ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tạm thời trong học tập là 25,46 thuộc mức khá. Một số biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tạm thời trong học tập của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.14.

Bảng 2.14. Một số biểu hiện nổi bật trong học tập

Biểu hiện ĐT

B ĐLC

Điểm số cao nhất

Sự lựa chọn của sinh viên đã từng rớt

môn 4,34 1,07

Cách giải quyết của sinh viên đã từng bị rớt

môn trước học kì hiện tại.

3,80 0,85

Điểm số), thấp nhất

Sự thay đổi trong phương pháp học tập ở học kì hiện tại đối với sinh viên có thành tích

3,40 1,18 Sự lựa chọn của sinh viên khi có cơ hội

tham gia nghiên cứu khoa học. 3,27 1,13 Nhìn chung, độ lệch chuân của các câu hỏi tình huống ở mức cao thể hiện sự

phân tán trong các câu trả lời của sinh viên. Điều này giải thích sự khác biệt về hành vi trước một tình huống nhất định của sinh viên.

Tình huống liên quan đến hành vi gian lận có điểm trung bình cao nhất với 4,34 tương ứng với mức độ cao. Đây cũng là tình huống có điểm trung bình cao nhất trong các tình huống về giá trị bản thân tạm thời và có sự cách biệt rõ ràng khi so sánh với các tình huống khác. Trong khi đó, tình huống còn lại về cách giải quyết của sinh viên đã từng rớt môn chỉ đạt mức khá với ĐTB = 3,80. Kết quả trên cho thấy, sinh viên có phản ứng mạnh mẽ với những hành vi đạo đức, phù hợp với kết quả xác định những lĩnh vực sinh viên sử dụng để xác định giá trị bản thân mà trong đó, lĩnh vực Phâm chất đạo đức có mức độ sử dụng cao nhất.

Trong học tập, hai tình huống có mức độ lựa chọn thấp nhất là tình huống khi sinh viên đứng trước cơ hội được tham gia nghiên cứu khoa học (ĐTB = 3,27, mức trung bình) và tình huống về sự thay đổi trong phương pháp học tập (ĐTB = 3,40, mức khá). Nghiên cứu khoa học được xem là một trong những hoạt động quan trọng tạo nên nét đặc thù cho hoạt động học tập trong môi trường Đại học. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này không thu hút nhiều sinh viên tham gia. Mongmuốn nâng cao giá trị bản thân thông qua thành tích trong hoạt động nghiên cứu

khoa học chỉ đúng với một số sinh viên nhất định. Mức độ trung bình - khá trong hai tình huống liên quan đến việc nâng cao nội dung và hình thức học tập trên của sinh viên cho thấy, việc cá nhân duy trì một cảm nhận về giá trị bản thân đã được xác định trước đó quan trọng hơn so với việc nâng cao giá trị bản thân trước những cơ hội mới.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w