- Giỏi Khá Trung bình Yếu
2.2.2.5. Kết quả rèn luyện a Lĩnh vực xác định giá trị bản thân
Bảng 2.34. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các kết quả rèn luyện
Lĩnh vực xác định giá trị bản thân Kết quả rèn luyện Trị số F Sig Xuất sắc Tốt Khá - Trung bình 1. Ngoại hình 3,10 2,97 2,90 2,13 0,12
2. Niềm tin tôn giáo 2,35 2,41 2,62 1,51 0,22
3. Sự cạnh tranh 3,64 3,40 3,42 3,20 0,04
4. Phẩm chất đạo đức 3,82 3,83 3,64 2,54 0,08
5. Sự công nhận từ người khác 2,70 2,67 2,57 0,65 0,52
6. Sự hỗ trợ từ gia đình 3,65 3,63 3,52 1,09 0,34
7. Năng lực học tập 3,68 3,55 3,37 4,70 0,01
Kết quả rèn luyện của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá trong các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, trong các môi trường đoàn thể, tổ chức nhà trường, trong việc chấp hành nội quy nhà trường, phẩm chất công dân, quan hệ cộng đồng. Kết quả rèn luyện này cho thấy sự đánh giá về nhiều khía cạnh trong đời sống của sinh viên và nhấn mạnh
Với Sig lần lượt là 0,04 và 0,01, những nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện khác nhau có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về việc sử dụng hai lĩnh vực bao gồm Sự cạnh tranh và Năng lực học tập trong việc xác định giá trị bản thân. Cả ba nhóm
sinh viên có kết quả rèn luyện khác nhau đều dựa vào lĩnh vực Sự cạnh tranh để xác định giá trị bản thân ở mức độ khá (ĐTB lần lượt là 3,64, 3,40 và 3,42), tuy nhiên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được xác định ở hai nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện Xuất sắc và Tốt theo kết quả kiểm định Scheffe (xem phụ lục 2). Đối với lĩnh vực Năng lực học tập, hai nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện ở mức
Xuất sắc (ĐTB = 3,68) và Tốt (ĐTB = 3,55) dựa vào lĩnh vực này ở mức độ khá,trong khi nhóm có kết quả rèn luyện Khá - Trung bình có mức độ trung bình (ĐTB
= 3,37). Theo kết quả kiểm định Scheffe, sự khác biệt trong việc sử dụng lĩnh vực này diễn ra ở nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện Xuất sắc với nhóm Khá - Trung bình (xem phụ lục 2). Trong cả hai lĩnh vực, nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc đều có giá trị trung bình mức độ sử dụng cao hơn so với hai nhóm còn lại.
Sự cạnh tranh là lĩnh vực quan trọng đối với việc xác định giá trị bản thân của sinh viên. Trong khi đó, kết quả rèn luyện sinh viên dựa vào những thành tích mà sinh viên đạt được trong các hoạt động khác nhau. Kết quả từ bảng 2.34 cho thấy, những sinh viên có kết quả rèn luyện cao hơn thường mang tính cạnh tranh nhiều hơn và dựa vào lĩnh vực này làm tiêu chí đánh giá giá trị bản thân.
Sinh viên có thể tự nhận thức năng lực của bản thân thông qua những thành tích đạt được như kết quả học tập, kết quả rèn luyện, những danh hiệu được công nhận,.. .Dựa vào đó, cá nhân xác định những lĩnh vực quan trọng xây dựng nên giá
trị bản thân. Trong kết quả rèn luyện của sinh viên, thành tích học tập là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng và chiếm tỉ lệ cao. Sinh viên có kết quả rèn luyện Xuất sắc hoặc Tốt thường thể hiện bản thân có năng lực học tập tốt thông
qua các thành tích đạt được trong khi các sinh viên có kết quả rèn luyện thấp hơn thường có thành tích học tập kém hơn. Từ đó, có sự khác nhau trong mức độ sử dụng lĩnh vực Năng lực học tập giữa các nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện khác
nhau. Trong việc sử dụng lĩnh vực này, mức độ sử dụng để xác định giá trị bản thân có xu hướng tỉ lệ thuận với kết quả rèn luyện.
b. Giá trị bản thân
Bảng 2.35. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các kết quả rèn luyện
Kết quả rèn luyện ĐTB ĐLC Trị số F Sig
Giá trị bản thân tổng quát Xuất sắc 110,65 12,76 10,88 0,00 Tốt 104,51 13,12 Khá - Trung bình 99,98 12,39 Giá trị bản thân tạm thời Xuất sắc 71,81 8,73 1,44 0,24 Tốt 70,01 10,17 Khá - Trung bình 68,86 10,13
Bảng 2.35 cho ta kết quả kiểm định về sự khác biệt mức độ giá trị bản thân tổng quát và tạm thời giữa các nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện khác nhau. Với
trị số F = 10,88, Sig = 0,00, giá trị bản thân tổng quát có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm sinh viên. Theo kết quả kiểm định Scheffe, sự khác biệt được xác định ở các nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện Xuất Sắc với nhóm sinh viên có kết quả
rèn luyện Khá - Trung bình (xem phụ lục 2). Giá trị bản thân tổng quát có xu hướng
tăng dần theo kết quả rèn luyện từ loại Khá - Trung bình, Tốt đến Xuất sắc khi trung bình tổng điểm lần lượt là 99,98, 104,51, 110,65.
Nhìn chung, sinh viên có kết quả rèn luyện loại Xuất sắc và Tốt có giá trị bản
thân tổng quát ở mức độ khá, trong khi sinh viên thuộc nhóm Khá - Trung bình có giá trị bản thân tổng quá ở mức độ trung bình. Giá trị bản thân có xu hướng tăng dần theo kết quả rèn luyện từ thấp đến cao. Kết quả rèn luyện thể hiện năng lực, phẩm chất thông qua thành tích hoạt động của sinh viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống sinh viên. Vì thế, việc dựa vào kết quả rèn luyện để xem xét sự khác biệt giá trị bản thân tổng quát là phù hợp. Theo đó, sinh viên có kết quả rèn luyện cao hơn có xu hướng tự đánh giá, tự nhận thức bản thân có năng lực, phẩm chất và sự xứng đáng được đối xử như một cá nhân trong xã hội cao hơn khi so sánh với sự tự nhận thức của nhóm sinh viên có kết quả rèn luyện thấp hơn.
Trong khi đó, giá trị bản thân tạm thời của các sinh viên có kết quả rèn luyện
khác nhau không thể hiện sự khác biệt ý nghĩa. Các nhóm sinh viên khác nhau đều
có mức độ giá trị bản thân tạm thời ở mức khá với trung bình tổng điểm tăng dần theo kết quả rèn luyện từ thấp đến cao (lần lượt là 68,86, 70,01, 71,81).
Trong khi giá trị bản thân tổng quát thể hiện rõ sự khác biệt, giá trị bản thân tạm thời giữa các nhóm sinh viên không có sự chênh lệnh về mức độ. Các nhóm
sinh viên có kết quả rèn luyện khác nhau khi đứng trước những tình huống ảnh hưởng đến giá trị bản thân đều có xu hướng lựa chọn những hành động mang tính chất nâng cao giá trị bản thân, dù cho cảm nhận về giá trị bản thân của họ ở mức nào.
Như vậy, đối với những sinh viên có kết quả rèn luyện khác nhau, Sự cạnh tranh và Năng lực học tập là hai lĩnh vực có sự khác biệt trong việc sử dụng làm cơ sở xác định giá trị bản thân. Trong khi giá trị bản thân tổng quát có sự chênh lệch giữa các kết quả rèn luyện khác nhau và có xu hướng tỉ lệ với kết quả rèn luyện, giá trị bản thân tạm thời không thể hiện sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.
2.2.2.6. Thành tích đạt đượca. Lĩnh vực xác định giá trị bản thân