b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánhgiá
1.4.4. Quá trình phát triển giá trị bảnthân củasinh viên
Ở giai đoạn thanh niên sinh viên, các chức năng sinh lí đã được hoàn thiện tạo nền tảng cho sự phát triển hoạt động nhận thức. Việc tham gia vào những hoạt động khác nhau mở ra cơ hội cho sinh viên thể hiện từ đó có thể tự đánh giá bản thân dựa trên thông tin phản hồi từ hoạt động đã tham gia như thành tích học tập, sự phát triển các mối quan hệ, sự công nhận từ người khác.... Các kết quả dù tiêu cực hay tích cực đều chiếm vai trò quan trọng giúp sinh viên nhận thức về bản thân
cả về năng lực và những phẩm chất cá nhân. Với những tiêu chuẩn riêng của mình, sinh viên sẽ xem xét những kết quả đạt được liệu có phù hợp với bản thân hay không. Điều này chứng tỏ, việc nhìn nhận một thông tin phản hồi có ý nghĩa như thế nào đến bản thân sinh viên xuất phát từ sự tự đánh giá, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đạt được.
Từ sự tự đánh giá về mình, sinh viên hình thành một thái độ đối với bản thân dựa trên việc nhìn nhận bản thân với đầy đủ giá trị của con người, xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ người khác trong các mối quan hệ xã hội thông qua những
hoạt động mà sinh viên tham gia. Ở sinh viên, niềm tin vào bản thân hay sự tự trọng thể hiện mạnh mẽ, gắn liền với sự nâng cao vai trò của sinh viên trong gia đình, nhà trường và xã hội. Mức độ tự trọng của sinh viên sẽ phát triển một cảm nhận về giá trị bản thân. Vì thế, mặc dù luôn tồn tại nhu cầu được tôn trọng và đối xử tốt trong sinh viên, giá trị bản thân của sinh viên mang tính chất tạm thời, có thể thay đổi và phụ thuộc rất nhiều vào những lĩnh vực khác nhau mà sinh viên cho là quan trọng đến giá trị bản thân. Sinh viên có thể dựa vào nhiều lĩnh vực khác nhau mà họ cho rằng có tầm quan trọng nhất định để xác định giá trị bản thân.
Tuy nhiên, mức độ đáp ứng các lĩnh vực này chỉ đem đến sự thay đổi những cảm nhận của sinh viên về giá trị bản thân trong khi giá trị bản thân tổng quát vẫn tồn tại.
Trong việc tham gia các hoạt động, thông qua việc lựa chọn thực hiện hành vi, sinh viên có thể bảo vệ hoặc khôi phục cảm nhận về giá trị bản thân khi phải đối mặt với những nguy cơ tổn hại đến giá trị bản thân. Sinh viên cần phải chứng tỏ được năng lực của mình thông qua những thành tích đạt được để duy trì giá trị bản thân. Bên cạnh đó, sinh viên có thể xem xét giá trị bản thân như là động cơ chính thúc đẩy hành động nhưng cũng có thể nhìn nhận hành động như là sự phản ánh của giá trị bản thân sinh viên. Hai cách nhìn như trên dẫn đến những hệ quả khác nhau.
Qua kết quả đạt được trong hành động, sinh viên tiếp tục nhận được những thông tin phản hồi để có thể tự đánh giá về bản thân cả năng lực và phẩm chất, hình thành thái độ, phát triển một cảm nhận về giá trị bản thân từ đó tiếp tục đưa ra những sự lựa chọn trong hành động, thiết lập một chiến lược hành động để điều chỉnh nhằm đạt đến một giá trị bản thân như mong muốn. Điều này thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố trong cấu trúc giá trị bản thân.