TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 96 - 97)

b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánhgiá

TIỂU KẾT CHƯƠNG

Đề tài về giá trị bản thân đang được quan tâm nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Là nền tảng xây dựng nên giá trị bản thân, thuật ngữ lòng tự trọng đã được nghiên cứu từ sớm. Các nhà nghiên cứu khuyến khích phát triển nhìn nhận theo quan

điểm đa chiều, điển hình là việc đánh giá lòng tự trọng thông qua năng lực, sự xứng đáng và mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Tương tự, giá trị bản thân được sử dụng và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Dưới vai trò là một thành tố của lòng tự trọng, giá trị bản thân là cảm nhận của một người về bản thân họ như một con người có đầy đủ giá trị, bao gồm những phẩm chất đẹp và những thành tích tốt, xứng đáng được đối xử tôn trọng bởi người khác.

Với sinh viên, giá trị bản thân là cảm nhận của sinh viên về chính bản thân như một con người có đầy đủ giá trị, bao gồm những phẩm chất đẹp và những thành tích tốt, xứng đáng được đối xử tôn trọng bởi người khác, có tác động thúc đẩy sinh viên hành động nhằm thỏa mãn những yêu cầu duy trì cảm nhận về giá trị bản thân.

Dựa trên những đặc điểm về giá trị bản thân sinh viên cùng sự phát triển của thanh niên sinh viên, những yếu tố quan trọng cấu trúc nên giá trị bản thân sinh viên được xác định bao gồm giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời. Sinh viên xác định 7 lĩnh vực quan trọng nhằm khẳng định giá trị bản thân bao gồm năng lực học tập, ngoại hình, sự công nhận từ người khác, sự cạnh tranh, sự hỗ trợ từ gia đình, niềm tin tôn giáo và phẩm chất đạo đức. Việc theo đuổi giá trị bản thân dựa trên những lĩnh vực này có thể đem đến những hệ quả khác nhau.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w