b. Giá trị bảnthân với sức khỏe tinh thần
1.1.1.3.2. Nghiên cứu mối liên hệ giữa giá trị bảnthân với vấn đề động cơ
Với việc xác định cho mình một giá trị nhất định, cá nhân sẽ hạn chế những thất bại và tăng cường sự thành công nhằm duy trì cảm nhận của họ về giá trị bản thân. Việc bảo vệ giá trị bản thân có thể trở thành động cơ thúc đẩy hoặc ngăn cảnhành vi. Những nghiên cứu về động cơ xác định giá trị bản thân như là kết quả đạt
được sau khi thực hiện hành động hay là động lực của hành động đó.
Nghiên cứu “Giới, lĩnh vực xác định giá trị bản thân và những mục tiêu thành
công trong vai trò dự đoán hành vi gian lận ở môi trường thực nghiệm có kiểm soát” (Gender, contingencies of self-worth, and achievement goals as predictors of academic cheating in a controlled laboratory setting) của Yu Niiya và cộng sự đã kiểm tra hành vi gian lận của 70 sinh viên trong môi trường có sự kiểm soát. Sự khác biệt về hành vi gian lận giữa nam và nữ bắt nguồn từ động cơ gian lận của họ. Với nam giới, tần suất gian lận cao hơn và hành vi gian lận được dự báo bởi việc xác định giá trị bản thân dựa trên sự cạnh tranh và mục tiêu thành công. Mặt khác, lĩnh vực đạo đức mà nam sinh viên dựa vào để xác định giá trị của họ sẽ dự báo ít khả năng gian lận hơn (Niiya, Ballantyne, North, & Crocker, 2008).
Nghiên cứu “Sự tiếp cận theo hướng xác định và theo hướng chấp nhận với động cơ chấp nhận trốn tránh ở trường học và trong thể thao: Lợi ích có giới hạn của nỗ lực theo đuổi giá trị bản thân” (Identified versus introjected approach and introjected avoidance motivations in school and in sports: the limited benefits of self-worth strivings) của Avi Assor và cộng sự về hai kiểu động cơ: kiểu trốn tránh để tránh một giá trị bản thân thấp và kiểu tiếp cận để đạt được một giá trị bản thân mức độ cao trong mối quan hệ với việc xác định động cơ cá nhân. Tập trung vào hai lĩnh vực là học vấn và thể thao, trẻ em và thanh thiếu niên có sự khác nhau về động cơ (Assor, Vansteenkiste, & Kaplan, 2009).
Năm 2010, nghiên cứu “Mối quan tâm thành tích, lĩnh vực xác định giá trị bản thân và những phản ứng với sự thất bại lặp lại ở học sinh lớp 2 ” (Performance
concern, contingent self-worth, and responses to repeated achievement failure in second graders) của Smiley và cộng sự đánh giá mức độ quan tâm về hiệu suất thực hiện và giá trị bản thân với thành tích trong và sau khi thất bại trên đối tượng là học sinh lớp 2. Trong khi sự quan tâm về thành tích liên quan đến những chiến lược sử dụng trong và sau khi thất bại thì một giá trị bản thân dựa trên thành tích lại liên quan đến kết quả đạt được (Smiley, Coulson, Greene, & Bono, 2010).