Kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị bảnthân củasinh viên Đạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 161 - 165)

- Giỏi Khá Trung bình Yếu

a. Những lĩnh vực xác định giá trị bảnthân

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị bảnthân củasinh viên Đạ

học

phạm thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu trên 300 sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho một số kết quả.

Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân xếp theo mức độ giảm dần bao gồm Phẩm chất đạo đức, Sự hỗ trợ từ gia đình, Năng lực học tập, Sự cạnh tranh (mức độ khá), Ngoại hình, Sự công nhận từ người khác (mức độ trung bình) và Niềm tin tôn giáo (mức độ thấp).

Sinh viên có giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời ở mức độ khá. Trong giá trị bản thân tổng quát, mức độ mong muốn về sự xứng đáng cá nhân

cao hơn mức độ tự đánh giá về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không quá lớn. So sánh trong các hoạt động khác nhau bao gồm hoạt động học

tập, kinh tế - văn hóa - xã hội và giao tiếp, mức độ giá trị bản thân tạm thời có sự khác biệt. Với các tình huống khác nhau, mức độ giá trị bản thân tạm thời trải từ trung bình đến cao cho thấy sinh viên lựa chọn những cách xử lí khác nhau trước những tình huống. Trong đó, sinh viên có phản ứng mạnh mẽ nhất với các hành vi liên quan đến việc gian lận.

Giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời có tác động qua lại nhưng sự liên hệ chỉ ở mức thấp. Sinh viên với các mức độ giá trị bản thân tổng quát khác nhau đều có xu hướng lựa chọn những hành vi phù hợp với mục đích nâng cao giá trị bản thân.

Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có lòng tự trọng ở mức độ trung bình. Mức độ lòng tự trọng có xu hướng tương ứng với giá trị bản thân tổng quát trong khi sự liên hệ với giá trị bản thân tạm thời không rõ ràng, không có sự phân hóa nhất định giữa các mức độ giá trị bản thân tạm thời.

Khi xem xét giá trị bản thân giữa các tham số khác nhau, tham số Vị trí trong gia đình không có sự khác biệt ý nghĩa. Các tham số Khối ngành, Giới tính, Năm học, Kết quả rèn luyện, Thành tích đạt được, Điều kiện kinh tế và Khác biệt tôn giáo có sự khác biệt ý nghĩa trong việc sử dụng các lĩnh vực để xác định giá trị bản

thân. Bên cạnh đó, các tham số Học lực, Kết quả rèn luyện và Thành tích đạt được có sự khác biệt ý nghĩa về giá trị bản thân tổng quát, trong khi giá trị bản thân tạm thời không có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh giữa các tham số.

Đối chiếu kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh với giả thuyết cho thấy:

- Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu xác định giá trị bản thân dựa trên Phẩm chất đạo đức theo thang đo CWS. Kết quả này không trùng khớp với giả thuyết nghiên cứu 1 cũng như những nhận định từ các nghiên cứu trước đó khi sử dụng thang đo CWS của Jennifer Crocker cho rằng Phẩm chất đạo đức được xem như một trong những yếu tố bên trong ít được sinh viên sử dụng xác định giá trị của mình. Điều này cho thấy, sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức do bản thân đặt ra hơn là các yếu tố khác. Từ đó, một trong những hệ quả quan trọng có thể dẫn đến là sự ổn định trong giá trị bản thân của sinh viên. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu để giải quyết những câu hỏi: Vì sao Phẩm chất đạo đức được sử dụng nhiều để xác định giá trị bản thânbởi sinh viên Đại học Sư phạm? Mối quan hệ giữa môi trường sư phạm với việc

phát triển giá trị bản thân như thế nào?

- Giả thuyết nghiên cứu 2 đã được kiểm chứng với kết quả khảo sát cho thấy sinh viên có giá trị bản thân ở mức độ khá trong các hoạt động cơ bản bao gồm

học tập, kinh tế - văn hóa - xã hội và giao tiếp. Theo đó, sinh viên có xu

hướng tự

nhận thức bản thân có năng lực, phẩm chất và sự xứng đáng trong các hoạt động

khác nhau ở mức độ khá. Sự chênh lệch giữa mức độ tự đánh giá về năng lực,

phẩm chất với mong muốn về sự xứng đáng cá nhân tiếp tục là động lực

thúc đẩy

sinh viên rèn luyện và phát triển để có được những điều cá nhân xứng đáng đạt

được. Hành vi của sinh viên không thể được dự báo bởi lòng tự trọng hay

bản thân của cá nhân. Điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Xu hướng

lựa chọn hành vi nhằm duy trì mức độ giá trị bản thân hiện tại ở sinh viên khẳng

định mục tiêu duy trì giá trị bản thân cho phù hợp với giá trị bản thân tổng

quát đã

được sinh viên tự nhận thức trước đó có vai trò quan trọng hơn việc tìm

kiếm cơ

hội nâng cao giá trị bản thân.

- Giả thuyết nghiên cứu 3 cũng được kiểm chứng khi kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt về giá trị bản thân trong các nhóm sinh viên khác nhau bao

gồm giá trị bản thân tổng quát, giá trị bản thân tạm thời cũng như những

lĩnh vực

khác nhau làm cơ sở xác định giá trị bản thân. Điều này cho thấy, mỗi cá

nhân có

sự phát triển giá trị bản thân riêng biệt dưới sự ảnh hưởng bởi các yếu tố

khác nhau

như các yếu tố về sinh lí, tâm lí hay môi trường sống (điều kiện kinh tế gia đình,

tôn giáo,...).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 161 - 165)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w