Sự cạnh tranh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 81 - 82)

b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánhgiá

1.4.2.2. Sự cạnh tranh

Là một trong những lĩnh vực mà sinh viên dựa vào để xác định giá trị bản thân, sự cạnh tranh mà đặc trưng là tính vượt trội hơn so với người khác thể hiện trong nhiều hoạt động của sinh viên như hoạt động học tập, hoạt động chính trị-xã hội,... So với nữ, nam sinh viên có lòng tự trọng được xác định dựa trên sự cạnh tranh nhiều hơn (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003).

Mặc dù sự cạnh tranh được xem như một trong những động cơ thúc đẩy hành vi mạnh mẽ nhất thì lĩnh vực này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác nhau, một trong số đó là hành vi gian lận trong bài kiểm tra năng lực của sinh viên. Với việc xác định cho mình một giá trị nhất định, sinh viên sẽ ưu tiên hạn chế những thất bại và cố gắng đạt thành công nhằm duy trì cảm nhận của họ về giá trị bản thân. Trong khi nữ sinh viên nhạy cảm hơn với hành vi gian lận hoặc lo sợ bị phát hiện, nam

sinh viên có tần suất gian lận cao hơn. Trong một cuộc cạnh tranh, khi nam giới nhìn thấy bạn bè gian lận, họ sẽ cho rằng đó là tín hiệu dự báo bản thân có thể thua cuộc, thúc đẩy họ gian lận để vượt lên trên bạn bè và duy trì lòng tự trọng của họ (Niiya, Ballantyne, North, & Crocker, 2008).

Một hệ quả khác có thể xảy ra khi xem xét việc sử dụng sự cạnh tranh để xác định giá trị bản thân của những sinh viên có khuynh hướng theo đuổi sự hoàn hảo. Đối với những cá nhân này, việc so sánh với người khác trở thành trung tâm trong cách thức xác định thành công. Với một mức độ cao trong việc yêu cầu sự hoàn hảo, cá nhân sẽ không thoải mái khi tự đánh giá bản thân ngang hàng với người khác dẫn đến những trải nghiệm tiêu cực (Hill, Hall, & Appleton, 2011).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w