b. Sự phát triển tự ý thức, tự đánhgiá
2.1.2.2. Mô tả phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 2 phần:
- Phần A: Thông tin cá nhân của người thực hiện khảo sát, bao gồm: khối ngành học, năm học, giới tính, kết quả học tập và rèn luyện, điều kiện kinh
tế, vị
trí trong gia đình, tôn giáo và những thành tích đã đạt được.
- Phần B: Nội dung khảo sát bao gồm 4 nhóm câu hỏi phục vụ các mục tiêu của đề tài
+ Nhóm 1 - từ câu 1 đến câu 10, phần 1: gồm 10 câu khảo sát về lòng tự trọng của sinh viên dựa trên thang đo lòng tự trọng của Morris Rosenberg (Rosenberg, 1965).
+ Nhóm 2 - từ câu 11 đến câu 45, phần 1 : gồm 35 câu khảo sát về những lĩnh vực xác định giá trị bản thân theo thang đo CWS của Jennifer Crocker (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Các câu hỏi khảo sát xoay quanh 7 lĩnh vực quan trọng xác định giá trị bản thân của sinh viên bao gồm: Ngoại hình,Sự công nhận từ người khác, Sự hỗ trợ từ gia đình, Năng lực học tập, Sự cạnh tranh, Phẩm chất đạo đức và Niềm tin tôn giáo.
+ Nhóm 3 - từ câu 46 đến câu 75, phần 1: gồm 30 câu khảo sát về giá trị bản thân tổng quát của sinh viên trong các hoạt động học tập, kinh tế - văn hóa - xã hội và giao tiếp. Trong từng hoạt động, các câu hỏi tập trung vào mức độ tự đánh giá năng lực, phẩm chất và sự xứng đáng cá nhân của sinh viên.
+ Nhóm 4 - từ câu 1 đến câu 20, phần 2: gồm 20 câu hỏi khảo sát sự lựa chọn của sinh viên ở những tình huống cụ thể trong các hoạt động học tập, kinh tế - văn hóa - xã hội và giao tiếp. Bên cạnh đó, các tình huống còn được phân bố theo hai nhóm. Nhóm 1 bao gồm những tình huống thể hiện sự thay đổi chiến lược về giá trị bản thân sau khi đạt được một số thành tích nhất định hay có cơ hội mới. Nhóm 2 bao gồm những tình huống thể hiện sự thay đổi chiến lược về giá trị bản thân sau khi thất bại hay có mâu thuẫn xảy ra.
Trong đó, những câu hỏi thuộc các nhóm 1, 2 và 3 có 5 mức độ lựa chọn bao gồm: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, phân vân, đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Mỗi câu hỏi trong nhóm 4 có 5 lựa chọn: a, b, c, d, e được đánh giá mức độ phù hợp từ thấp đến cao. Sinh viên chỉ được lựa chọn 1 câu trả lời phù hợp nhất.
2.I.2.3. Cách xử lí và đánh giá
Với phần 1: thông tin cá nhân, các số liệu được sử dụng để thống kê tần số, không tính điểm.
Với phần 2: nội dung khảo sát, đối với thang đo năm mức độ ở các nhóm câu hỏi 1, 2 và 3, điểm trung bình được tính như sau: “Hoàn toàn không đồng ý”: 1 điểm, “Không đồng ý”: 2 điểm, “Phân vân”: 3 điểm, “Đồng ý”: 4 điểm, “Hoàn toàn đồng ý”: 5 điểm. Điểm số được tính ngược lại cho các câu: 2, 5, 6, 8, 9, 14, 16, 20, 23, 25, 33, 40, 50, 52, 59, 61, 67. Trong nhóm 4, mỗi câu hỏi có 5 lựa chọn, điểm số được cho tương ứng với từng lựa chọn như sau: “a” tương ứng với 1 điểm,
“b” tương ứng 2 điểm, “c” tương ứng 3 điểm, “d” tương ứng 4 điểm và “e” tương ứng 5 điểm. Điểm số được quy đổi ngược lại ở các câu: 7, 23.
Dựa vào nội dung khảo sát và cách tính điểm như trên, điểm trung bình được quy đổi mức độ theo bảng 2.2.
Bảng 2.2. Phân chia mức độ dựa trên giá trị trung bình
Mức 1 (Rất thấp) Mức 2(Thấp) Mức 3 (Trung bình) Mức 4(Khá) Mức 5(Cao) 1 đến cận 1,8 1,8 đến cận 2,6 2,6 đến cận 3,4 3,4 đến cận 4,2 4,2 đến 5
2.I.2.4. Độ tin cậy của thang đo
Bảng 2.3 trình bày độ tin cậy của thang đo giá trị bảng thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần lượt là 0,88 và 0,80 đạt mức tốt.