TRẦM CẢM VÀ HOANG TƯỞNG

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 118 - 121)

Trong Sự Trưởng Thành Tâm Linh

TRẦM CẢM VÀ HOANG TƯỞNG

Trong khi hành nghề trị liệu, tôi thường gặp những người trầm cảm mà tôi gọi là các Hoàng Tử hay Công Chúa. Người đầu tiên tôi gặp là một phụ nữ. Trước đó chị đã tiến triển tốt trong việc xử lý chứng trầm cảm của chị nhờ theo đuổi trị liệu với một bác sĩ tâm thần khác. Và chị đến với tôi chỉ vì cảm thấy “còn một chút xíu nữa cần giải quyết nốt”. Sau khi làm việc với tôi được gần một năm, bữa nọ chị đề cập đến một vấn đề rất phức tạp với con cái chị. Chị như hoàn toàn lúng túng, không biết phải làm gì. Khi đang xem xét vấn đề ấy của mình, chị bỗng thốt lên: “Ôi, tôi sẽ thật sung sướng khi cuộc trị liệu này kết thúc!” Tôi hỏi: “Tại sao chị nói như thế?” Chị đáp: “Tôi sẽ sung sướng khi cuộc trị liệu kết thúc và tôi sẽ không còn phải khổ sở với những vấn đề này nữa!”

Tôi cảm thấy có một hoang tưởng nơi người phụ nữ này – hoang tưởng rằng tâm lý trị liệu sẽ tống khứ không chỉ mọi phiền não của hiện tại mà cả những phiền não của tương lai nữa. Đó là sự hoang tưởng rất thường gặp nơi các ‘Hoàng Tử’ và các ‘Công Chúa’.

Để giải thích làm sao người ta có thể có những hoang tưởng như thế, tôi phải nhắc lại ở đây bối cảnh tâm lý trẻ em. Theo những gì chúng ta nhận định được, trẻ em trong năm đầu tiên bắt đầu nhận biết cái mà chúng ta gọi là các vành đai bản ngã của chúng. Trước khi chúng nhận biết được điều đó, chúng không thực sự nhận ra sự khác biệt giữa, chẳng hạn, bàn tay của chúng và bàn tay của mẹ chúng; chúng nghĩ rằng bởi vì chúng đau bụng nên mẹ chúng cũng đau bụng và cả thế giới này đều đau bụng. Qua tuổi thứ hai, chúng học biết các vành đai thể lý (dù chưa nhận ra các vành đai quyền lực) của mình. Vì thế chúng vẫn nghĩ rằng chúng là trung tâm của vũ trụ, còn cha mẹ, anh chị, chó mèo … chỉ thuần túy là những thuộc hạ phục vụ cho vương quyền riêng của chúng.

Rồi trong độ tuổi lên hai – tuổi ‘bạo chúa’ – ấy của đứa trẻ, cha mẹ bắt đầu ngăn cản chúng trong nhiều việc mà nó muốn làm. Như vậy, chỉ trong một năm, đứa trẻ từ vị trí của một đại tướng rớt bịch xuống chỉ còn là binh nhì. Chẳng lạ gì khi đó là một giai đoạn của suy sụp và quạu quọ, những tính chất đặc trưng cho lứa tuổi lên hai.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ tỏ ra dịu dàng với đứa trẻ và nâng đỡ nó hết sức có thể để giúp nó vượt qua giai đoạn này, thì vào khoảng thời gian giã từ tuổi lên hai, đứa trẻ đã có thể bước được một bước dài ra khỏi chứng tự yêu (narcissism) nơi mình. Tiếc là trong thực tế thì sự việc không luôn

luôn xảy ra như vậy. Đôi khi cha mẹ không dịu dàng cũng chẳng nâng đỡ đứa trẻ trong giai đoạn hụt hẫng này, thay vào đó lại đẩy nó vào chỗ hụt hẫng nhiều hơn.

Người phụ nữ có hoang tưởng trên kia là một người đã lớn lên trong một gia đình rất khắc nghiệt. Chị không thể nhớ cái tuổi lên hai kinh khủng của mình, nhưng chị có thể nhớ giai đoạn mà mình lên ba hay bốn tuổi – với những khuôn thức cụ thể rành rành định sẵn cho mình bất cứ khi nào mình làm điều chi sai trái. Làm quấy ư? A lê, hãy bước lại lấy cây roi đang treo trên tường, đem roi lại và đưa cho bố. Rồi, kéo quần ra, lật váy lên, nằm sấp xuống, nằm yên như thế để bị quất roi cho đến khi đau quá phải thét rống lên và giãy đành đạch – và bố ngừng đánh đòn. Rồi, kéo quần lên, đem cây roi trả về chỗ cũ. Rồi, đi lại chỗ mẹ để được dỗ cho khuây bớt. Mẹ dỗ một chặp, nín khóc. Mẹ sẽ bảo: “Nào, hãy quì xuống và nói lời xin lỗi Chúa.” Thế là răm rắp quì xuống, xin lỗi Chúa. Xong, mẹ sẽ bảo: “Được rồi đó. Nào, bây giờ bước lại xin bố tha lỗi.” Con bé ngoan ngoãn bước lại chỗ bố, hoàn thành thủ tục cuối cùng này. Vậy là xong, chờ đến lần giở chứng sai quấy khác thì mọi sự sẽ lại diễn ra y như thế.

Bằng cách nào những đứa trẻ ‘bị’ đối xử kiểu ấy có thể sống còn được? Chắc chắn không phải bằng cách chúng vứt bỏ cảm thức toàn năng và tự yêu ấu trĩ nơi mình; trái lại, chúng sống còn bằng cách cố bám giữ những cảm thức ấy. Sự cố giữ này được thúc đẩy bởi một động lực chuyên biệt đến nỗi các bác sĩ tâm thần phải đặt một cái tên riêng, đó là “lãng mạn gia đình”. Những đứa trẻ như thế sẽ tự nhủ: “Hai người này tự nhận là cha mẹ mình, nhưng thật sự họ không phải là cha mẹ mình. Mình là con gái của Vua và Hoàng Hậu. Mình là Công Chúa, và một ngày kia mình sẽ được nhìn nhận đúng như vậy. Lúc ấy, mình sẽ cho mọi người biết tay!”

Đây là một hoang tưởng đầy an ủi, giúp đứa trẻ vượt qua sự hụt hẫng của nó. Chỉ có điều là khi đứa trẻ lớn lên, mối hoang tưởng ấy chìm dần vào vô thức, và chẳng có ai dẫn nó tới với Vua hay với Hoàng Hậu cả. Chẳng có ai nhìn nhận nó như nó mường tượng cả. Thế là, nó trở nên suy sụp. Những người suy sụp như vậy là những người gặp trục trặc về nhận thức; và cốt lõi của trục trặc này nằm ở chỗ họ nghĩ rằng những điều tệ hại không nên xảy ra cho họ. Dĩ nhiên, về những gì tiêu cực, họ đón nhận một cách có lựa lọc và miễn cưỡng (vì họ nghĩ rằng đáng ra họ không phải bị những điều đó); đồng thời, họ không cảm nghiệm được những điều tích cực mà họ cho rằng đương nhiên phải thuộc về họ – bởi họ là ‘con Vua’ kia mà!

————————–

(17) Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong ngày khai mạc Mùa Chay Thánh, 12-3-2000, đã công khai nhân danh Giáo Hội đã xin lỗi nhân loại về tội bài Sê-mít này, cùng với nhiều tội khác nữa. (18) trường phái của những người hiểu Thánh Kinh theo sát nghĩa mặt chữ.

(19) từ Anh ngữ “diabolic” (= thuộc ma quỷ) có gốc ở từ Hy lạp “diaballein” (= tách rời ra, phân ngăn ra)

(20) để hiểu thuật ngữ này, xin xem Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi của cùng tác giả (21) nghĩa là điều mà họ thực sự lo sợ không phải là điều mà họ tưởng rằng họ lo sợ

10. Tính Dục & Tâm Linh———————— ————————

Ý nghĩ rằng có một mối quan hệ giữa tính dục và tâm linh có thể gây ‘sốc’ đối với một số người – ít là đối với những ai chưa bao giờ đọc Bài Ca của Sa-lô-môn trong Thánh Kinh – bài ca bắt đầu bằng: “Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn đắm đuối của môi miệng chàng...” Khúc Diễm Tình Ca này – như tên gọi đầy đủ hơn của nó – là một cuộc thoại rất sâu sắc và rất gợi tình giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Thế nhưng, có một nếp nghĩ nào đó lại đồng hóa giới tính và tính dục với ma quỉ – cho rằng ma quỉ cám dỗ chúng ta thèm khát những khoái cảm tội lỗi của xác thịt. Trong bối cảnh ấy, mối quan hệ giữa tính dục và tâm linh chỉ có thể là một mối quan hệ chiến tranh, trong đó bên này phải thắng dẹp bên kia. Nhưng tôi cho rằng nếu có xung đột giữa tâm linh và tính dục thì phải hiểu sự xung đột ấy kiểu như sự cãi cọ giữa hai người yêu nhau hay như cuộc tranh chấp nào đó giữa hai chị em ruột – tức những loại xung đột có thể được vượt qua xét một mức nào đó.

Nếu bắt đầu bằng cách đặt vấn nạn tính dục là gì, thì ngay lập tức chúng ta húc phải bức tường đá của khoa học. Là những con người ở cuối thế kỷ 20, chúng ta biết cách bay lên khỏi mặt đất để đi vào không gian, nhưng xét trên quan điểm khoa học thì chúng ta chưa biết mô tê gì về cái gọi là những khác biệt hay những tương đồng phi thể lý (nonanatomical) giữa người nam và

người nữ. Tôi có cảm tưởng rằng ở đây, một lần nữa, thần thoại có thể là thầy dạy tuyệt vời cho chúng ta – tuyệt vời hơn nhiều so với khoa học.

Một trong những chủ đề căn bản của thần thoại là sự kiện chư thần lo sợ con người trở nên giống như chư thần, và huyền nhiệm về tính dục có liên quan đến chủ đề này. Thần thoại này bảo chúng ta rằng ban đầu con người vốn là những sinh vật lưỡng tính, thống nhất. Nhưng rồi, nhờ đặc tính đó, con người đã nhanh chóng đạt được sức mạnh và đe dọa lấn lướt chư thần. Vì thế chư thần tách con người ra làm đôi – nam và nữ. Từ đó, con người – chỉ là một nửa – không còn có khả năng cạnh tranh với chư thần. Cũng từ đó, con người cảm thấy bất túc, cảm thấy khao khát sự trọn vẹn mà mình đã bị tước mất. Con người mãi mãi kiếm tìm ‘nửa kia’ của mình, hy vọng rằng trong khoảnh khắc hiệp nhất với nửa kia, mình sẽ kinh nghiệm lại được niềm vui sướng mà mình đã đánh mất, niềm vui sướng của tình trạng trọn vẹn gần giống như chư thần. Như vậy, ít nhất là theo thần thoại này, tính dục của chúng ta phát nguyên từ một cảm thức bất toàn, và nó được biểu hiện bởi khát vọng được nên trọn vẹn, khát vọng trở nên thần thánh. Thế nhưng tâm linh của chúng ta là gì nếu không phải cũng là cảm thức bất toàn và cũng là khát vọng nên trọn vẹn, nên thần thánh?

Dĩ nhiên, tính dục và tâm linh rõ ràng không phải là cùng một thực tại. Chúng không phải là hai anh em sinh đôi giống hệt nhau, nhưng chúng là những anh em họ gắn bó với nhau. Và chúng bật ra từ cùng một gốc – không phải chỉ từ thần thoại mà còn từ kinh nghiệm thực tế của con người nữa.

Thực tế cho thấy kinh nghiệm giới tính là kinh nghiệm gần gũi nhất với tâm linh. Chính vì trong kinh nghiệm giới tính có sắc thái tâm linh mà rất nhiều người cố săn đuổi nó, dù bao phen trầy trật. Dù người ta có ý thức hay không, thì những cuộc săn đuổi đó cũng thường là những cuộc

săn đuổi chính Thiên Chúa. Chẳng có gì lạ khi ngay cả những người vô thần hay những người bất khả tri, trong khoảnh khắc của khoái lạc tột đỉnh, vẫn thốt lên được rằng “Ôi, lạy Chúa!”

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w