CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 61 - 64)

hay Tự Tôn Mình

CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

Vì thế, điều quan trọng là chúng ta phải yêu chính mình. Thật vậy, đó là điều quan trọng đến nỗi tôi thậm chí muốn xem đó là một mạc khải thánh! Cách đây ít năm, tôi đang hướng dẫn một cuộc tĩnh tâm ở Chicago, trong một cơ sở Công Giáo lớn. Cuộc tĩnh tâm được dự kiến sẽ kết thúc vào chiều Chúa Nhật, với một Thánh Lễ trọng thể trong nhà thờ được trang trí lộng lẫy. Trước khi cuộc tĩnh tâm bắt đầu, vị tu sĩ tổ chức nó đã mời tôi phụ trách bài giảng trong Thánh Lễ ấy. Và trong một khoảnh khắc ‘bộp chộp và rồ dại’, tôi đã trả lời: “Ồ, được chứ.” Tôi quên mất rằng trong Giáo Hội Công Giáo, bạn không thể giảng về bất cứ đề tài gì tùy thích. Bạn phải giảng theo những đề tài riêng, hoặc theo những bài đọc được chỉ định sẵn cho ngày hôm ấy, và thường là theo bài đọc Tin Mừng được ấn định trước hẳn hoi.

Rồi, trong một lúc thinh lặng, khi những người tĩnh tâm đang sinh hoạt trong những nhóm nhỏ, tôi cầm quyển Thánh Kinh lên, và tìm thấy bài đọc Tin Mừng cho Chúa Nhật hôm ấy. Đó là bài dụ ngôn nói về năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô khờ dại. Tôi hoảng. Tôi chưa bao giờ thích bài dụ ngôn này. Tôi thậm chí chưa bao giờ hiểu nó.

Dụ ngôn kể về cách mà mười cô trinh nữ đón chờ Chàng Rể – là Đức Kitô hay Thiên Chúa – xuất hiện. Vì có khả năng Chàng Rể sẽ xuất hiện vào giữa đêm, nên họ có thể phải đi ra ngoài trời tối để đón gặp chàng. Năm cô trong họ đem theo đèn với dầu đầy đủ. Còn năm cô kia thì không. Và, vào nửa đêm ấy, có tiếng gõ cửa, và gia nhân kêu lên: “Kìa Chàng Rể đã đến. Hãy ra đón Chàng Rể!”

Năm cô khôn ngoan lập tức thắp đèn và bước ra, trong khi nghe năm cô khờ dại nói với mình: “Các chị cho chúng em ít dầu. Chúng em cũng muốn đón Chàng Rể. Xin các chị chia sẻ một tí thôi.” Nhưng năm cô khôn ngoan từ chối và đi thẳng ra ngoài cửa.

Khi họ gặp Chàng Rể, tôi tưởng tượng chắc hẳn Chàng Rể sẽ nói với họ rằng: “Hỡi các cô gái ích kỷ, bủn xỉn, khốn nạn, ác đức! Tại sao các cô không chia sẻ một chút dầu của mình cho các bạn tội nghiệp, kém may mắn của mình?” Nhưng Chàng Rể đã không nói thế. Thay vào đó, chàng nói: “Kìa các cô gái khôn ngoan. Các cô thật tuyệt vời! Tôi yêu mến các cô. Chúng ta hãy vào hưởng niềm vui vĩnh cửu. Còn những cô gái khờ dại kia sẽ phải nghiến rằng trong Hỏa ngục mãi mãi.”

Dụ ngôn ấy thật bất ngờ đối với tôi trong tư cách là một người hoàn toàn không phải Kitôhữu. Kitô giáo dạy điều gì trên đời này nhỉ, nếu không phải là dạy người ta biết chia sẻ? Nhưng tôi phải đưa ra một bài giảng về dụ ngôn này, do vậy tôi phải suy nghĩ về nó. Đôi khi rất đáng ghi nhận điều có thể xảy ra khi chúng ta suy nghĩ. Tôi không phải mất nhiều thời giờ để nhận ra rằng dầu trong câu chuyện dụ ngôn này tượng trưng cho sự sửa soạn, và rằng Đức Giêsu muốn nói với chúng ta – (Ngài vốn thực tiễn) – rằng chúng ta không thể chia sẻ sự sửa soạn của mình. Bạn không thể làm giúp bài tập về nhà của kẻ khác. Hoặc nếu bạn làm bài tập về nhà của họ, thì bạn

cũng không thể lãnh bằng thay cho họ (bằng cấp là biểu hiệu cho sự sửa soạn!). Vì thế, chúng ta không thể tặng người khác sự sửa soạn của chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể làm – và thường rất khó – là cố gắng hết sức để truyền đạt cho người khác một động lực để họ biết tự sửa soạn. Và tôi nghĩ không có cách nào để làm việc đó ngoại trừ cố gắng dạy cho họ biết họ quan trọng đến mức nào, họ dễ thương và đẹp đẽ đến mức nào trước mặt Thiên Chúa.

Không có gì ngáng trở chúng ta tiến tới sự lành mạnh tâm thần, tiến tới sự lành mạnh xã hội, tiến tới Thiên Chúa … cho bằng cảm nghĩ rằng mình không quan trọng, mình không đáng yêu, mình là ‘đồ bỏ’! Tôi thường rất ngạc nhiên khi nhận thấy người ta đánh giá mình quá thấp. Cách đây 10 năm, tôi có tham dự một bữa tiệc nọ. Trong bữa tiệc, các thực khách khác đang bàn tán về một nhà sản xuất phim nổi tiếng và về những dấu ấn mà ông để lại trong lịch sử. Bất chợt, tôi buột miệng thốt lên: “Tất cả chúng ta đều để lại dấu ấn trong lịch sử!” Và câu nói ấy đã làm cho cả bàn ăn lặng thinh, như thể tôi đã nói một điều gì đó hết sức trật chìa, bá láp!

Dường như chúng ta không thích nghĩ rằng mình rất quan trọng. Vì nghĩ như vậy là tự đặt lên vai mình trách nhiệm về mình. Chúng ta thích nghĩ rằng những người đang ngồi trong Điện Cremlin mới là những nhân vật quan trọng, những nghị sĩ và thành viên quốc hội ở Washington mới là những nhân vật quan trọng. Và nếu chúng ta nghĩ rằng mình tầm thường và không quan trọng, thì chúng ta không thể chịu trách nhiệm về lịch sử, phải không? Dù muốn hay không, chúng ta vẫn quan trọng và dù ý thức hay không, chúng ta vẫn để lại dấu ấn (tốt hoặc xấu) trong lịch sử. Như có câu nói rằng: “Nếu không là bạn, thì là ai? Và nếu không bây giờ, thì bao giờ?”

Tất cả chúng ta đều dường như có cái hoang tưởng rằng mình không quan trọng, mình không đáng yêu, mình tầm thường. Cách đây sáu năm, tôi có lần đi Dallas để nói chuyện tại một hội nghị khoa học. Vừa khi tôi nhận chìa khóa tại phòng tiếp tân ở khách sạn, trên đường đi tới phòng mình, một chàng trai bước sát bên tôi và nói: “Ông là Bác Sĩ Peck phải không? Anh bạn cùng phòng của tôi muốn đến dự cuộc hội nghị này, nhưng anh ta không đến được. Anh ta nhắn nếu tôi gặp ông thì nói với ông rằng xin Chúa thứ tha cho ông!”

Thật là kỳ cục hết sức! Tôi chẳng hiểu gì. Nhưng khi đã vào phòng mình, tôi nghĩ lan man về chuyện vừa xảy ra, và nhận ra rằng có một phần nơi tôi vẫn chừng như cho thấy tôi chỉ là một cậu bé 15 tuổi, đầy mụn nhọt, ngơ ngơ ngáo ngáo và chắc chắn chẳng là ‘gờ-ram’ gì để đáng cho hội nghị khoa học nào đó lắng nghe mình. Nhưng phần đó của tôi không phải là biểu hiện của sự khiêm tốn chân thành. Nó không lành mạnh và không thực tiễn. Nó cần được chữa trị, được giải quyết, được tha thứ, được thanh tẩy.

Vì thế, tôi xin nhắc lại với bạn rằng không có gì ngáng trở chúng ta tiến tới sự lành mạnh tâm thần, tiến tới sự lành mạnh xã hội, tiến tới Thiên Chúa … cho bằng cảm nghĩ rằng mình không quan trọng, mình không đáng yêu, mình là ‘đồ bỏ’! Thiên Chúa là Chàng Rể, và Ngài đang nói với chúng ta: “Hãy vào với Ta, vào giường hợp cẩn.”

Nhưng chúng ta dường như muốn thưa: “Ồ không, không! Con mập quá.”

Và khi Chúa nói: “Con không hiểu. Ta yêu con, Ta cần con. Con xinh đẹp lắm. Hãy vào với Ta”, chúng ta vẫn tiếp tục nhún vai, lắc đầu, viện cớ rằng chúng ta quá già hay quá trẻ, quá tầm thường hay quá xấu xí, và không xứng đáng với Ngài.

Chúng ta hãy biết tự sửa soạn. Và chúng ta hãy làm thế bằng cách học đi học lại cho biết rằng mình thật rất quan trọng, mình xinh đẹp lắm, mình đáng yêu lắm, chứ không như mình vốn lầm tưởng. Và trong khả năng có thể của mình, chúng ta hãy bước ra giữa đời, nói lên cho mọi người biết rằng họ thật rất quan trọng, họ rất xinh đẹp, rất đáng yêu, chứ không như họ vốn lầm tưởng. —————

(11) tác giả dùng từ “yêu mình” (self-love) với nghĩa tích cực, phân biệt hẳn với chứng “tự yêu” (narcissisme) là một từ mang ý nghĩa tiêu cực.

(12) từ ngữ “lòng tự trọng” – cũng như lòng “tự tôn” – trong văn mạch chương này dùng để dịch

6. Thần Thoại

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w