VẺ BÊN NGOÀI CÓ THỂ ĐÁNH LỪA

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 81 - 84)

& Bản Tính Con Ngườ

VẺ BÊN NGOÀI CÓ THỂ ĐÁNH LỪA

Tôi thấy cần phải đề cập ở đây về cách mà Thiên Chúa có thể can thiệp vào những phạm trù của tôi, và về lý do tại sao chúng ta cần cẩn trọng và linh động khi đưa ra chẩn đoán về mức độ trưởng thành tinh thần nơi người khác – và cả cho chính chúng ta. Có rất nhiều người trông có vẻ như đang ở chặng này, song thực sự họ lại đang ở một chặng khác. Chẳng hạn, có những người đi nhà thờ và trông có vẻ như đang ở Chặng II, nhưng thực sự họ đang bất mãn với tôn giáo của họ, đã trở thành nghi ngờ về tôn giáo ấy và đã bắt đầu suy nghĩ đậm tính khoa học. Tình hình này phổ biến đến nỗi có rất nhiều cộng đoàn đã được lập ra với rất ít sắc thái sùng ngưỡng. Nhiều mục sư của phái Methodist và Trưởng Lão tại những cộng đoàn đô thị giàu có, vào các sáng Chúa Nhật, đã bắt đầu nói với cộng đoàn của mình không phải về Thiên Chúa nhưng là về … tâm lý! Thiên Chúa cấm họ nói về Thiên Chúa. Trong khi đó, có những người nói về Thiên Chúa nhưng lại chẳng có chút thiên hướng tâm linh hay tín ngưỡng. Đó là những người có vẻ đạt tới

Chặng IV, mang lốt Chặng IV, giống như một số thủ lãnh các giáo phái, song thật sự họ đang là những tội phạm ở Chặng I!

Cũng vậy, không phải mọi nhà khoa học đều ở Chặng III. Họ là chuyên gia trong lãnh vực chật hẹp của họ, nhưng họ an tâm phớt lơ mọi huyền nhiệm của thế giới. Những nhà khoa học như thế trong thực tế là những người thuộc Chặng II.

Cũng có những người mà các bác sĩ tâm thần gọi là những nhân cách phi giới tuyến. Một trong

những đặc điểm của họ là dường như họ có một chân ở Chặng I, một chân ở Chặng II, một tay ở Chặng III và một ngón tay ở Chặng IV! Họ có mặt ở hết mọi chặng. Họ thiếu tính nhất quán, và xét một nghĩa nào đó thì đấy là lý do tại sao chúng ta gọi họ là ‘phi giới tuyến’: Họ không có những đường ranh hay những vành đai rõ ràng.

Thêm nữa, có những người xem ra đã bắt đầu bước vào một chặng cao hơn, song rồi lại tụt lùi. Trong thực tế, chúng ta có một tên để gọi những người thụt lùi từ Chặng II trở lại Chặng I: họ là những ‘kẻ tái phạm’. Dẫn một hình ảnh đặc trưng, đó có thể là một anh chàng lè nhè uống ruợu, đánh bạc, mê gái, và sống một cuộc sống phóng đãng, cho tới một ngày anh ta bất chợt gặp một ‘nhà truyền đạo’ nào đó nói chuyện với anh ta và anh ta được cứu. Trong vài năm tiếp đó, anh ta sống đàng hoàng, điều độ, biết kính sợ Chúa. Và rồi một ngày nọ, anh ta biến mất, và không ai biết anh ta ở đâu. Cho đến sáu tháng sau, người ta lại khám phá ra anh ta trong một đám du côn hay một sòng bạc nào đó. Những người bạn ngoan đạo của anh khuyên giải anh, anh được cứu lần nữa và lại sống rất đàng hoàng trong vài năm … cho đến khi anh tụt lui một lần nữa!

Cũng có những người trồi sụt giữa hai Chặng II và III. Bạn thử hình dung một người siêng năng đi nhà thờ. Anh ta nói: “Dĩ nhiên tôi vẫn tin vào Chúa. Tôi muốn nói đến thiên nhiên tuyệt vời biết bao: Những ngọn đồi xanh ngát một màu, những đám mây trắng bềnh bồng trôi trên kia, và muôn loài hoa khoe sắc … Dĩ nhiên không một con người nào có thể tạo ra được vẻ đẹp như thế, vì vậy phải có một trí khôn thần linh sắp đặt tất cả hàng triệu triệu năm cách đây. Nhưng, tôi cũng cảm thấy rằng vẻ đẹp của sân gôn cũng chẳng khác nào vẻ đẹp trong nhà thờ vào sáng Chủ Nhật. Tôi tin rằng mình hoàn toàn có thể thờ phượng Chúa ở trên sân gôn!”

Như vậy, anh chàng nói trên đã chọn sân gôn ưu tiên hơn nhà thờ. Và mọi thứ đều ổn, cho tới khi công việc làm ăn của anh ta gặp một hoạn nạn, và anh ta nói: “Ồ, lạy Chúa! con đã biếng trễ việc đi nhà thờ. Con đã lơ là việc cầu nguyện.” Thế là anh trở lại nhà thờ và bắt đầu cầu nguyện miệt mài, cho đến khi – vài năm sau – kinh tế của anh lại cất cánh (chắc hẳn nhờ ở đời sống cầu nguyện của anh). Và anh bắt đầu thụt lùi trở về sân gôn của mình ở Chặng III.

Rồi, cũng có những người đong đưa giữa Chặng III và Chặng IV. Tôi có một người bạn như thế tên là Theodore. Vào ban ngày, Theodore có một đầu óc thuần túy khoa học, với khả năng suy lý sắc bén. Nhưng vào buổi tối, khi Theodore uống một hai ly và hút một ‘điếu’, anh ta bất chợt nói về ý nghĩa sự sống, sự chết, vinh quang, … Anh trở thành một con người tâm linh sâu sắc đến nỗi tôi rất có thể ngồi dưới chân anh ta và say sưa lắng nghe. Nhưng sáng hôm sau, anh sẽ đến gặp tôi và nói: “Mình không biết tối qua quỉ thần nào bắt mình nói thế. Mình đã nói toàn chuyện tầm phào. Chắc từ nay mình phải chừa rượu và chừa hút thôi!” Tôi không có ý ủng hộ việc sử dụng ma túy ở đây, nhưng tôi chỉ muốn vạch ra rằng trong trường hợp cụ thể này, ma túy dường như giúp anh ta thư giãn đủ để trôi trên chiều hướng mà anh được gọi – nhưng rồi từ chiều

hướng đó, trong ánh sáng lạnh lùng của ban ngày, anh lại sợ hãi tháo lui về tính duy lý quen thuộc của Chặng III.

PHÁT TRIỂN NHÂN BẢN &ø TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH

Khi chúng ta chưa bám rễ chặt vào một chặng thì chúng ta hoàn toàn có thể tụt lùi về chặng trước; trong khi đó, chúng ta không thể ‘nhảy cóc’ để bỏ qua bất cứ chặng nào phía trước mình và tiến lên chặng cao hơn trong hành trình phát triển tâm linh – cũng như nói chung người ta không thể bỏ qua bất cứ chặng nào để tiến lên chặng cao hơn trong cuộc phát triển tự nhiên của tâm lý con người. Thật vậy, hai mô hình phát triển này theo cùng một bậc thang tiến bộ như nhau. Chẳng hạn, trẻ em cho đến tuổi lên 5 là những điển hình rất rõ của Chặng I. Chúng chưa nội tâm hóa sự khác biệt giữa đúng và sai, chúng sẽ nói dối, gian lận, ăn cắp, … Đành rằng nhiều đứa trong chúng lớn lên thành những người lớn dối trá, lừa đảo, trộm cướp, song có một thực tế khó hiểu là tại sao rất nhiều đứa trong chúng lớn lên lại có thể trở thành những người lương thiện, đứng đắn, đàng hoàng.

Từ khoảng 5 đến 12 tuổi, trẻ em có khuynh hướng đặc trưng cho Chặng II. Chúng có thể nghịch ngợm, láu lỉnh, nhưng chúng không phản loạn quá quắt. Một cách căn bản, chúng nghĩ rằng cách mà cha mẹ chúng nghĩ về mọi sự là cách đúng đắn. Chúng là những kẻ bắt chước rất giỏi. Nhưng với tuổi thanh niên, tất cả hỏa ngục đều vỡ tung. Mọi điều cha mẹ nói – trước đây vốn được xem như lời của Chúa – thì bây giờ bị các cô cậu thẳng tay bác bỏ. Đây là chặng chất vấn và hồ nghi. Và Chặng IV chỉ có thể bắt đầu khi đương sự vượt qua được tình trạng này của tuổi thanh niên. Để tiến lên trong lộ trình này, không một chặng nào có thể bị bỏ qua. Nhưng sự chuyển biến từ chặng này qua chặng khác có thể khá nhanh đối với một số người và khá chậm đối với một số người khác. Chẳng hạn, tôi có một người bạn lớn lên trong một gia đình Công Giáo Ai-len thuộc Chặng II. Khi anh 15 tuổi, vừa khi anh bước vào giai đoạn phản loạn của tuổi thanh niên, công ty của bố anh chuyển gia đình anh tới Amsterdam. Ở đó, bạn tôi được gửi vào một trường Dòng Tên của Hà Lan. Các tu sĩ Dòng Tên Hà Lan là những người rất thâm trầm sâu sắc. Anh bạn tôi rơi vào tay của các tu sĩ Dòng Tên rất sâu sắc và phóng khoáng này. Sự nghi ngờ nơi anh được khuyến khích. Anh được dẫn dắt bước đi trong sự nghi ngờ của anh. Khi anh từ Amsterdam trở về, năm 19 tuổi, anh đã bắt đầu bước vào Chặng IV rồi.

Trái lại, có người có thể mắc kẹt lâu dài trong một chặng nào đó. Cách đây nhiều năm, khi tôi là một nhà tư vấn cho một tu viện, tôi đã phỏng vấn các thỉnh sinh của tu viện ấy trước khi họ được mặc tu phục để trở thành tập sinh – tức bắt đầu chính thức trở thành tu sĩ của tu viện ấy. Tôi đặc biệt nhớ một trong các thỉnh sinh ấy. Đó là một phụ nữ ở tuổi trên 40. Tôi được yêu cầu phỏng vấn chị vì người giám tập quan tâm đặc biệt về chị. Chị đã tỏ ra là một thỉnh sinh lý tưởng, nhưng các thỉnh sinh và tập sinh khác … không thích chị lắm!

Nói chuyện với người phụ nữ này, tôi bỗng có cảm tưởng như trước mặt mình không phải là một phụ nữ 45 tuổi. Dáng vẻ và cung cách của chị xem ra giống với một … bé gái 8 tuổi hơn. Khi tôi hỏi về đời sống tâm linh của chị, những gì chị trả lời chẳng nghe có vẻ độc đáo và cá vị chút nào. Tôi cảm thấy như mình đang nghe một bé gái ngoan ngoãn đọc lại bài giáo lý mà bé đã học thuộc lòng trong sách. Dĩ nhiên, là một bác sĩ tâm thần, tôi không thể không liên tưởng đến thuở ấu thời của con người này. “Hãy kể cho tôi sơ lược về thời thơ ấu của chị!” – Tôi nói.

Và chị kể: “Ồ, tôi có một thời thơ ấu rất là tuyệt vời và hạnh phúc.” Câu trả lời ấy tự nhiên làm cho tôi nghi ngờ ngay lập tức, bởi vì chẳng có ai có một thời thơ ấu tuyệt vời, hạnh phúc cả! Vì thế, tôi nói: “Nào, chị hãy nói về những điều tuyệt vời trong tuổi thơ của chị.” Người phụ nữ bắt đầu kể rằng chị có một người chị gái, lớn hơn chị một tuổi, hai chị em chơi thân với nhau và ít khi không có mặt bên nhau. Cô chị đã phát minh ra một con ma tên là Oogle, và có lần hai chị em đang tắm chung trong bồn tắm, cô chị thét lên: “Kìa, Oogle hiện ra kìa!” Thế là cô em ngụp đầu xuống nước để trốn Oogle, sau đó bị mẹ đánh đòn. Tôi hỏi tại sao bị mẹ đánh đòn, chị nói: “Vì tôi làm ướt mái tóc của mình.”

Rồi tôi được biết rằng mẹ của chị mắc chứng xơ cứng màng tế bào khi chị 12 tuổi, và đã chết khi chị 18 tuổi. Làm thế nào bạn có thể có một tính cách phản kháng của tuổi thanh niên đối với mẹ mình, là người mẹ không chỉ đánh đòn bạn vì bạn làm ướt tóc mà còn bị bệnh nguy tử vào thời gian bạn bắt đầu bước vào tuổi thanh niên, và rồi người mẹ ấy chết trước khi bạn đủ lớn để phân định sự việc? Nếu bạn không thể có một tính cách phản kháng của tuổi thanh niên, thì dường như bạn sẽ dính chặt vào Chặng II. Và đó là điều đã xảy ra cho người phụ nữ này.

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w