CHỌN LỰA CÁCH DIỄN DỊCH

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 71 - 74)

& Bản Tính Con Ngườ

CHỌN LỰA CÁCH DIỄN DỊCH

Tôi xin trở lại với Thánh Kinh và minh họa về sự thật rằng chúng ta rất thường đứng trước sự chọn lựa cách diễn dịch những câu chuyện của Thánh Kinh. Nhiều người luôn luôn cố diễn dịch Thánh Kinh theo nghĩa mặt chữ! Chẳng hạn, hãy xem lại câu chuyện về ông Lót, cũng trong

Sách Sáng Thế. Khi Thiên Chúa tiêu diệt hai thành phố tội lỗi là Sô-đô-ma và Gô-mô-ra, Ngài cho phép ông Lót và vợ ông trốn thoát khỏi cơn đại nạn, với điều kiện là họ đừng ngoái cổ nhìn lại. Nhưng vợ ông Lót đã nhìn lại, và ngay lập tức bà bị hóa thành một cột muối. Cứ hiểu theo mặt chữ, thì đây chỉ là câu chuyện về loại hình phạt mà chúng ta sẽ nhận, và về điều sẽ xảy ra với chúng ta nếu chúng ta không vâng phục Thiên Chúa.

Trong 100 năm qua, đã có xuất hiện một trường phái mới diễn dịch Thánh Kinh theo “khoa học”. Trường phái này đề ra những giải thích “thuần lý” đối với các biến cố kỳ diệu được mô tả trong Thánh Kinh – chẳng hạn, đối với biến cố nước Biển Đỏ rẽ ra hai bên, họ cho rằng có những nơi lòng Biển Đỏ rất cạn, và khi có sự đột biến trong thủy triều, đúng chu kỳ 100 năm một lần, thì lòng biển chỗ đó đủ cạn để người ta có thể bơi lội qua. Trường phái này cũng có cách giải thích của họ về câu chuyện vợ ông Lót. Trong quyển Kinh Thánh New Oxford, câu chuyện này được cước chú với lời chú giải rằng đó là “một truyền thống xưa để giải thích những sự hình thành

muối kỳ lạ trong khu vực này, như ta có thể trông thấy ngày nay ở Jebel Usdun.”

Nhưng cách giải thích có vẻ khoa học ấy xem ra không làm tôi “cảm động” chút nào. Vì thế tôi suy nghĩ nhiều hơn về câu chuyện và tự hỏi tại sao Thiên Chúa đã không muốn ông Lót và vợ ông ngoái lại. Có gì không ổn với việc ngoái lại? Rồi tôi liên tưởng đến những người bỏ ra phần lớn thời gian trong cuộc đời họ để ngoái lại – trong tiếc nuối – và tôi nghĩ đến những gì xảy ra cho người ta khi họ trở thành bị chìm đắm trong quá khứ của mình. Tôi chợt nhận ra rằng những người như thế tất nhiên trở nên ì ra! Họ dường như là những cột muối. Với cách diễn dịch có tính ẩn dụ ấy, tôi bắt đầu nhận ra trong câu chuyện vợ ông Lót ý nghĩa thâm sâu về bản tính con người.

Đôi khi tôi kể với người ta rằng một trong những phúc ân lớn của tôi là dường như đời tôi hoàn toàn vắng bóng sự giáo dục tôn giáo, nghĩa là tôi chẳng có gì để vượt qua! Tôi nói “dường như” vì thật ra tôi có đi đến lớp giáo lý ngày Chúa Nhật đúng một lần. Số là, hồi tôi 8 tổi và anh tôi 12 tuổi, tôi không nhớ vì sao bố mẹ tôi quyết định rằng chúng tôi cần một sự giáo dục về tôn giáo. Thế là bố mẹ đưa chúng tôi đến lớp giáo lý ngày Chúa Nhật. Tôi nhớ rất rõ, ngày hôm đó tôi đã phải tô màu cho một bức tranh vẽ Abraham sát tế Isaac. Có lẽ hồi đó tôi đã bộc lộ thiên hướng của một bác sĩ tâm thần, vì tôi nhanh chóng kết luận rằng Thiên Chúa chắc hẳn điên rồ khi muốn Abraham giết con trai ông, và Abraham chắc hẳn điên rồ vì ông cũng dám nghĩ đến hành động đó. Nhất là, tôi nghĩ Isaac phải rất điên rồ vì đành chịu nằm đó trong quyển sách tô màu của tôi với khuôn mặt rạng rỡ, sẵn sàng chờ bị phanh thây.

Sau ngày đầu tiên đó, anh tôi từ chối trở lại lớp giáo lý, và với khả năng của một thiếu niên 12 tuổi, anh đã có thể giành được quyền ‘tự quyết’ này. Vì thế, tôi cũng theo đuôi anh giã từ lớp giáo lý ngày Chúa Nhật. Tất cả vốn liếng giáo dục tôn giáo mà tôi đã nhận được chỉ vỏn vẹn có một ngày như vậy. Cho tới bây giờ tôi vẫn không nghĩ rằng câu chuyện Abraham sát tế Isaac là phù hợp cho lứa trẻ em tám tuổi, bởi vì nếu bạn không bác bỏ các giai đoạn phát triển tâm thần của Jean Piaget thì bạn sẽ không quên rằng ở lứa tuổi ấy, trẻ em suy nghĩ một cách cụ thể, đơn nghĩa, chứ các em chưa phát triển khả năng diễn dịch. Nhưng, nếu câu chuyện ấy không phù hợp cho lứa tuổi này thì nó lại rất phù hợp cho lứa tuổi khác…

Bây giờ tôi đã bước sang cuối tuổi trung niên, câu chuyện Abraham sát tế Isaac lại trở thành có ý nghĩa rất sâu sắc đối với tôi. Tôi tin đây là một câu chuyện quan trọng nhất mà tất cả những ai

làm cha mẹ đều cần nhớ. Được diễn dịch một cách ẩn dụ, câu chuyện tuyệt vời này – hay thần thoại này – dạy chúng ta biết rằng sẽ đến lúc chúng ta phải bỏ con mình. Vâng, con cái là quà tặng cho chúng ta và con cái được trao cho chúng ta giữ gìn – nhưng không phải giữ mãi mãi. Nếu cha mẹ cố khư khư giữ lấy con cái quá một mức nào đó, thì họ sẽ gây ra một sự hủy diệt kinh khủng đối với con cái họ, và cả đối với chính họ nữa. Chúng ta cần học biết trả lại món quà mà mình đã nhận lấy, và biết ký thác con cái mình cho Thiên Chúa. Con cái chúng ta không còn thuộc về chúng ta nữa. Bởi vì, tiên vàn chúng là con cái của Thiên Chúa.

7. Tâm Linh

& Bản Tính Con Người

——————————-

Đôi khi người ta hỏi tôi những câu hỏi ‘trời ơi’ như: “Bác sĩ Peck, xin ông cho biết bản tính con người là gì?” Và vì vốn có tính sốt sắng, nên tôi cố xoay xở cho ra những câu trả lời cho các câu hỏi xương xẩu ấy – và câu trả lời đầu tiên của tôi là: “Bản tính con người, đó là mặc quần đi vào phòng tắm!” (14)

Thật vậy, lúc ban đầu mỗi người chúng ta đều làm mọi việc một cách hoàn toàn tự nhiên và thoải mái: thích gì làm nấy! Nhưng rồi, thử hình dung, khi chúng ta tới độ tuổi lên hai, mẹ chúng ta – hoặc cũng có thể là cha – nói với chúng ta: “Này, con là một đứa con ngoan. Con đáng yêu lắm. Nhưng nếu con biết tự dọn vệ sinh sau mỗi khi con phóng uế thì sẽ tốt hơn biết bao!”

Ban đầu, một yêu cầu như thế sẽ không có nghĩa lý gì đối với đứa trẻ. Làm tất cả mọi chuyện xảy đến một cách hoàn toàn tự nhiên – như đái hoặc thậm chí đại tiện ra quần – đó mới là nghĩa lý! Hơn nữa, kết quả sẽ luôn luôn thú vị, và … mỗi lần mỗi khác. Đôi khi, thằng bé có thể ‘xả vòi’, vẽ loăng quăng lên tường, và đôi khi nó có thể xây những ‘ngọn tháp vàng bốc hơi nghi ngút’ trên sàn nhà! Nhưng sẽ là điều hoàn toàn vô nghĩa nếu làm những gì rất ư không tự nhiên, chẳng hạn cố ‘nín’ để đi kịp vô toa-lét và xem cái ‘sản phẩm’ của mình tuôn ra một chỗ – một cách thật phung phí, vì chẳng hề được vận dụng vào một mục đích nào cả!

Tuy nhiên, nếu có một mối quan hệ tốt giữa đứa trẻ và mẹ nó, và nếu mẹ nó có đủ kiên nhẫn để không quá đòi hỏi hay quá kiểm soát nó, thì đứa trẻ sẽ tự nhủ: “À, mẹ mình thật tốt đối với mình trong những năm này. Mình cần làm một cái gì đó để đáp lại mẹ. Mình muốn tặng mẹ một loại quà nào đó cho thấy mình trân trọng mẹ. Nhưng mình chỉ là một đứa trẻ, một đứa trẻ hai tuổi bất lực, vì thế cái mình có thể tặng mẹ – và cũng là cái mẹ muốn – sẽ chẳng là gì khác ngoại trừ cái công việc kỳ cục kia (tức cố ‘nín’ để đi kịp vô toa-lét và giải quyết mọi sự trong đó).

Thế là đứa trẻ, vì muốn tặng quà cho mẹ, bắt đầu biết cố ‘nín’ và đi vào toa-lét. Nhưng bạn hãy xem điều gì xảy ra ở đây sau vài năm. Một cái gì đó rất tuyệt vời. Cho tới khi mà đứa trẻ được bốn hay năm tuổi, nếu có một lúc nào đó bị ‘căng’ hay mệt và nó quên mất, để ‘tai nạn’ xảy ra trong quần, nó sẽ cảm thấy thật không tự nhiên về sự ‘lộn xộn’ ấy. Bởi vì lúc này, việc đi vào toa-lét đối với nó đã trở thành hết sức tự nhiên. Trong giai đoạn ngắn ngủi này, để làm một món quà yêu thương cho mẹ, đứa trẻ đã thay đổi bản tính của nó.

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w