CÁC CHẶNG ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 76 - 80)

& Bản Tính Con Ngườ

CÁC CHẶNG ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH

Khả năng thay đổi, một khả năng độc đáo của con người chúng ta, được phản ảnh nơi tâm linh con người. Xuyên qua các thời đại, những con người suy tư sâu sắc biết xem xét chính mình đã nhận ra rằng tất cả chúng ta không ở cùng một cấp độ về tâm linh hay tín ngưỡng. Đời sống tâm linh hay tín ngưỡng có những chặng đường khác nhau. Viết về vấn đề này, người nổi danh nhất hiện nay là giáo sư James Fowler ở Trường Thần Học Candler, Đại Học Emory. Ông là tác giả của nhiều sách, trong đó có cuốn Những Chặng Đường Đức Tin (Stages of Faith).

Fowler mô tả sáu chặng đường trưởng thành tâm linh, mà tôi toát lược thành bốn, song những điều cốt yếu vẫn không khác. Tác phẩm của Fowler có tính học thuật hơn những trình bày của tôi nhiều, trong đó đầy những tham chiếu chuyên môn đến các tác phẩm của các lý thuyết gia khác như Piaget. Erikson, Kohlberg… Còn phần mình, tôi nhận hiểu những chặng đường này không phải do đọc từ sách vở nhưng là qua kinh nghiệm, cách riêng, một số trong các kinh nghiệm ấy

được tôi gọi là những kinh nghiệm ‘bất ngờ’. Kinh nghiệm đầu tiên trong số đó xảy ra hồi tôi 15 tuổi, khi tôi quyết định ghé thăm một số nhà thờ Kitô giáo ở vùng của mình. Một phần, tôi muốn xem thử Kitô giáo nơi nhà thờ bao gồm những sự gì, nhưng chủ yếu là tôi nhằm muốn ngắm … các cô gái!

Ngôi nhà thờ đầu tiên mà tôi quyết định ghé thăm chỉ cách có vài khối phố. Nhà thờ này có một vị giảng thuyết lừng danh nhất thời ấy. Các bài giảng Chúa Nhật của ông được truyền đi khắp nước qua các làn sóng phát thanh. Ở tuổi 15, tôi chẳng có một chút bận tâm gì khi phát hiện ra ông ta không hay ho như thiên hạ tưởng. Tuy nhiên, tôi cũng tiếp tục chuyến du lãm, đến một nhà thờ khác, cũng có một nhà giảng thuyết tên tuổi – dù có vẻ không danh tiếng bằng vị trên kia. Tên của nhà giảng thuyết thứ hai này là George Buttrick; và ở tuổi 15, tôi cũng hoàn toàn không có chút quan tâm gì khi nhận ra ông là một con người rất thánh thiện, một con người đích thực của Chúa!

Cái đầu óc tội nghiệp của một thiếu niên 15 tuổi như tôi quả quá chật hẹp. Ở đây là nhà giảng đạo Kitô giáo thời danh nhất, và theo sự nhận xét của tôi lúc ấy, tôi đã tiến xa hơn ông trên các chặng đường trưởng thành tâm linh. Nhưng rồi, cũng trong một nhà thờ Kitô giáo, có một vị giảng thuyết khác rõ ràng bỏ xa trước tôi đến nhiều …năm ánh sáng! Điều đó đối với tôi xem chừng chẳng có ý nghĩa gì, và đó là một trong những lý do tôi quay lưng lại với nhà thờ Kitô giáo suốt gần 25 năm sau đó.

Một trong những kinh nghiệm bất ngờ khác đã xảy ra từ từ về sau này trong đời tôi. Sau khi tôi hành nghề trị liệu tâm lý được một số năm, tôi ghi nhận một ‘qui luật’ kỳ lạ: Nếu những con người sùng ngưỡng đến gặp tôi vì họ đang gặp đau khổ và rắc rối, và họ thực sự dấn mình vào cuộc trị liệu, thì rất thường, họ sẽ kết thúc cuộc trị liệu trong tư cách là những người chất vấn, hồ nghi, thậm chí vô thần! Đàng khác, nếu những con người vô thần hay hồ nghi đến gặp tôi trong đau khổ, rắc rối, và nghiêm túc nhận sự trị liệu, thì rất thường, họ kết thúc cuộc trị liệu trở thành những con người sùng ngưỡng sâu sắc và có thiên hướng mãnh liệt về tâm linh.

‘Qui luật’ ấy thật là vô lý! Cùng một nhà trị liệu, cùng một liệu pháp và cùng thành công, nhưng lại có những kết quả cuối cùng trái ngược nhau. Tôi đã không thể hiểu ra, cho đến khi sự việc bắt đầu từ từ sáng tỏ trong tôi rằng: Tất cả chúng ta không đang ở cùng một cấp độ trên các chặng

đường tâm linh. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn những chặng đường ấy một cách cẩn trọng và một

cách linh động, vì đôi khi Thiên Chúa có những cách thức độc đáo của Ngài để can dự vào các phạm trù của tôi, và không phải bao giờ người ta cũng rơi vào đúng y một chỗ nào đó trong sơ đồ tâm lý và tâm linh như tôi phác họa sau đây.

Đầu tiên, ở cấp độ thấp nhất là Chặng I, mà tôi mệnh danh là chặng “hỗn loạn”. Giai đoạn này có lẽ bao gồm khoảng 20% người ta, trong đó có bao hàm những người mà tôi gọi là ‘những người

man trá’. Nói chung, đây là một giai đoạn hoàn toàn thô lậu, và người ta ở giai đoạn này hết sức

bừa bãi, vô nguyên tắc. Họ không có cơ chế nào để nắm giữ họ, ngoại trừ ý chí của chính họ. Vì ý chí bất kham có thể nay thế này mai thế khác, nên con người họ rất hỗn loạn. Kết quả là những con người trong chặng này thường xuyên rơi vào tù tội, bệnh viện, hoặc văng ra lang thang trên đường phố. Tuy nhiên, một số trong họ có thể thực có kỷ luật lúc này hay lúc khác, để phục vụ cho tham vọng của họ, và họ có thể tiến lên những chức vụ có uy tín và có quyền lực đáng kể. Họ thậm chí có thể trở thành tổng thống hay những nhà truyền đạo nổi tiếng.

Những người ở Chặng I có thể đôi khi đụng phải những sự lộn xộn do chính họ gây ra. Và khi họ gặp như vậy, đó có lẽ là kinh nghiệm đau đớn nhất mà một con người có thể có. Nói chung, họ nhắm mắt để quên; nhưng nếu kinh nghiệm này vẫn tiếp tục, họ có thể tự tử – và tôi nghĩ rằng một số vụ tự tử không thể giải thích được có thể nằm trong trường hợp này. Hoặc đôi khi họ có thể chuyển sang Chặng II. Những sự chuyển biến như thế thường rất bất ngờ và đầy kịch tính (tôi nói ‘thường’ vì luôn có những ngoại lệ). Dường như chính Thiên Chúa đưa tay ra và nắm lấy linh hồn ấy để lôi nó lên trong một bước đột phá. Một cái gì đó rất kỳ diệu xảy ra với đương sự và thường là một cách vô thức. Nếu điều đó trở thành ý thức, tôi nghĩ dường như đương sự có thể tự nhủ mình như sau: “Tôi sẵn sàng làm bất cứ gì – vâng, bất cứ gì – để giải phóng chính mình ra khỏi mớ hỗn loạn này, ngay cả việc tự đặt mình vào một khuôn khổ.”

Vì thế, tôi gọi Chặng II này là chặng “khuôn khổ” hay “kiểu thức”. Gọi như vậy bởi vì những người trong chặng này phụ thuộc vào một cơ chế để giám quản mình. Đối với một số người, cơ chế ở đây có thể là một nhà tù. Theo kinh nghiệm của tôi, trong những nơi như thế, luôn luôn có một người tù mà – khi có vị bác sĩ tâm thần mới chuyển đến làm việc trong trại tù – sẽ tập trung một nhóm bạn tù lại để cùng nhau tiến hành một buổi trị liệu nhóm. Người ấy sẽ là trợ thủ đắc lực của cai tù; nhưng – một cách nào đó – người ấy có thể không bao giờ gặp rắc rối với các bạn mình. Anh ta là một anh tù mẫu mực và là một công dân mẫu mực. Bởi vì anh ta thích nghi rất tốt với cơ chế, anh ta luôn luôn được ân xá sớm hơn mọi người khác. Thế nhưng, ra tù, anh ta lập tức trở thành một kẻ … ba trợn! Và nội trong một tuần, anh ta bị tóm trở lại, được tống trở vào phía sau các song sắt. Ở đó, một lần nữa, anh ta trở thành một công dân mẫu mực, với những bức tường cơ chế vây quanh anh để qui định con người anh.

Đối với những người khác, cơ chế có thể là quân đội. Đây là một vai trò rất tích cực mà các tổ chức quân đội đảm trách trong các xã hội của chúng ta. Có hàng vạn người rất có thể sẽ sống những cuộc sống hỗn loạn nếu như không có đời sống quân sự làm cơ cấu giám quản họ.

Đối với nhiều người khác, cơ chế cũng có thể là một công ty kinh doanh được tổ chức chặt chẽ. Nhưng đối với phần lớn người ta thì cơ chế ở đây là nhà thờ, là Giáo Hội. Thật vậy, phần đông

những người đi nhà thờ là những người của Chặng II này, chặng ‘khuôn khổ’. Mặc dù có những

khác biệt giữa họ, nhưng có thể rút ra một số khuynh hướng chung của nhóm người này. Như chúng ta đã đề cập, họ phụ thuộc vào cơ chế Giáo Hội để cai quản họ. Và tôi gọi tình trạng của họ là “kiểu thức”, bởi vì họ rất gắn chặt với những hình thức của tôn giáo.

Những người ở Chặng II sẽ trở nên rất bối rối nếu có ai đó bắt đầu thay đổi các hình thức nghi lễ, thay đổi phụng vụ của họ hoặc giới thiệu những bài thánh ca mới. Chẳng hạn, trong Giáo Hội Giám Chế (Episcopal), vào giữa thập niên 1970, người ta quyết định rằng có thể thay đổi các bản văn phụng vụ một cách linh động qua mỗi Chúa Nhật, thế là nhiều người đã phản kháng dữ dội đến nỗi đã dẫn tới một vụ ly khai hoàn toàn. Một ví dụ khác, vào thập niên 1960, Công Đồng Vatican II của Giáo Hội Công Giáo Rôma đã mở ra những thay đổi căn bản trong Giáo Hội, và 30 năm sau, Giáo chủ Gioan Phaolô II vẫn xem ra đang cố hủy bỏ những thay đổi ấy (15). Và đây không là chuyện riêng của Giáo Hội Episcopal hay Giáo Hội Công Giáo mà thôi. Loại khủng hoảng này thường xuyên diễn ra trong mọi cảnh vực tôn giáo trên thế giới. Và chúng ta không lạ gì khi những người ở Chặng II này trở nên quá bối rối khi các hình thức của tôn giáo họ bị thay đổi, bởi vì chính đấy là những hình thức mà họ lệ thuộc vào để giữ mình khỏi lộn xộn.

Một điểm nữa có tính đặc trưng cho thái độ tôn giáo của người ta trong chặng này, đó là họ có một nhãn quan hoàn toàn ‘ngoại tại’ (external) về Thiên Chúa. Họ không hiểu mấy về một nửa của Thiên Chúa vốn ở ngay bên trong mỗi người chúng ta – điều mà các nhà thần học gọi là ‘nội tại’. Họ dường như thuần túy nghĩ về Thiên Chúa như ở trên đó, ở ngoài kia … Nói chung, họ mường tượng Thiên Chúa theo mẫu nam tính, và trong khi họ tin Ngài là một hữu thể yêu thương, họ cũng đồng thời qui gán cho Ngài một loại quyền trừng phạt nào đó mà Ngài không ngại dùng trong những trường hợp thích đáng. Trong nhãn giới đó, người ta nhìn Thiên Chúa như một ông cảnh sát tốt bụng trên trời. Và về nhiều phương diện, đấy chính là loại thiên chúa mà những người ở Chặng II cần.

Chúng ta thử hình dung hai người trong Chặng II này gặp nhau, cưới nhau và sinh con đẻ cái. Họ nuôi con trong một mái gia đình ổn định, bởi vì sự ổn định là một giá trị lớn của những người trong giai đoạn này. Họ trân trọng phẩm giá và tầm quan trọng của con cái họ, bởi vì Giáo Hội dạy rằng con cái họ rất quan trọng và rằng phẩm giá của chúng phải được tôn trọng. Và trong khi tình yêu của họ có thể có những lúc hơi cứng ngắt, không có tính sáng tạo, thì họ vẫn đầy tình yêu – bởi vì Giáo Hội dạy họ yêu thương và đồng thời dạy họ một số điều về cách bày tỏ tình yêu thương.

Điều gì xảy ra với một đứa con lớn lên trong một mái nhà với tình yêu thương và sự ổn định như thế, được tôn trọng phẩm giá như thế? Đứa con ấy sẽ hấp thụ những nguyên tắc tôn giáo của cha mẹ nó – sẽ là Kitôhữu, là tín đồ Phật giáo, Hồi giáo hay Aán giáo – như nó bú sữa mẹ vậy. Cho đến khi đứa con đến tuổi thanh niên, những nguyên tắc này đã trở thành hầu như được khắc sâu trong tâm hồn nó, được nó ‘nội tâm hóa’ – nói theo ngôn ngữ tâm thần học. Nhưng một khi điều này xảy ra, đương sự đã trở thành một con người có nguyên tắc, biết tự quản, một con người không còn cần phụ thuộc vào một cơ chế để cai quản mình nữa. Chính lúc này, những người con như thế bắt đầu nói lên rằng: “Chúng tôi không cần những thần thoại và những mê tín ngớ ngẩn ấy, chúng tôi không cần đến cái cơ chế cũ rích ấy.” Thế là chúngï bắt đầu rơi ra khỏi Giáo Hội, trở thành những con người nghi ngờ, hay bất khả tri, hay vô thần – và điều này thường làm cho các cha mẹ hoảng sợ phiền muộn một cách không cần thiết. Đây là lúc mà những người con ấy bắt đầu chuyển sang Chặng III, mà tôi gọi là chặng “hồ nghi”.

Một lần nữa, nói chung, những người ở Chặng III tiến xa hơn những người ở Chặng II trong đời sống tâm linh, mặc dù họ không ‘ngoan đạo’ theo nghĩa thông thường của từ ngữ. Họ thường can dự sâu sắc vào xã hội. Họ là loại người có xu hướng đặt nền móng cho những tổ chức như Hiệp Hội Các Y Sĩ Thiện Nguyện hay Phong Trào Bảo Vệ Sinh Thái. Họ là những người cha người mẹ đầy yêu thương và quan tâm. Thường họ là những nhà khoa học, và chắc chắn là họ suy nghĩ rất nặng đầu óc khoa học. Họ tìm kiếm chân lý đến nơi đến chốn. Và nếu họ tìm kiếm tới mức đủ sâu đủ rộng, họ sẽ bắt đầu gặp thấy điều mà họ tìm kiếm. Họ tổng hợp đủ những mảng sự thật để có được những cái nhìn thoáng qua bức tranh lớn và thấy rằng nó không chỉ rất xinh đẹp, mà còn rất giống với nhiều thần thoại cổ sơ và những sự mê tín mà ông bà cha mẹ họ đã tin vào. Và ở đây, họ bắt đầu chuyển sang Chặng IV, chặng “thần bí”.

Tôi dùng từ “thần bí” để mô tả chặng này ngay cả dù đó là từ ngữ rất khó định nghĩa và là từ ngữ vốn được gán cho một liên tưởng không tốt lắm trong nền văn hóa của chúng ta. Các nhà thần bí là những người đã nhận ra một loại nối kết bên dưới bề mặt của các sự vật. Qua các thời đại, các nhà thần bí đã nhìn thấy các mối nối kết giữa đàn ông và phụ nữ, giữa người và vật, giữa người

đang đi lại trên mặt đất với những người không đang còn sống trên mặt đất này. Nhìn thấy loại nối kết dưới bề mặt ấy, các nhà thần bí của mọi nền văn hóa và tôn giáo đã nói về mọi sự trong nhãn giới hiệp nhất và cộng đồng. Họ cũng luôn luôn nói về sự nghịch lý.

‘Thần bí‘ (mystical) có gốc nơi từ ‘huyền nhiệm’ (mystery). Nhà thần bí là người yêu các huyền nhiệm. Họ thích giải mã các huyền nhiệm, nhưng đồng thời họ biết rằng mình càng giải mã, mình càng đối mặt với huyền nhiệm nhiều hơn. Họ rất thung dung sống trong một thế giới huyền nhiệm, trong khi những người ở Chặng II sẽ rất không thoải mái khi sự vật không sáng sủa rõ ràng.

Những nguyên tắc này xác thực không chỉ cho Kitô giáo và không chỉ cho Hoa Kỳ mà còn cho mọi dân tộc, mọi nền văn hóa, mọi tôn giáo. Thật vậy, một trong những đặc điểm của mọi tôn giáo lớn trên thế giới chính là các tôn giáo ấy đều có khả năng để – cùng một trật – nói với những người ở cả Chặng II lẫn Chặng IV, chừng như chính bản thân các giáo huấn của một tôn giáo đều có hai cách diễn dịch khác nhau. Hãy lấy ví dụ từ Do Thái giáo, Thánh Vịnh 111 kết thúc với câu “Kính sợ Chúa là bắt đầu khôn ngoan”. Ở Chặng II, câu ấy được diễn dịch thành: “Khi bạn bắt đầu sợ ‘ông cảnh sát bự ‘ ở trên trời ấy, thì bạn thực sự khôn ngoan.” Điều đó đúng. Ở Chặng IV, câu trên được diễn dịch thành: “Lòng kính sợ Chúa sẽ cho bạn thấy con đường giác ngộ.” Và điều này cũng đúng.

“Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ tôi”, đó là một câu nói rất quen thuộc giữa các Kitôhữu. Đối với

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w