CON ĐƯỜNG TÔI TỚI VỚI THIÊN CHÚA

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 99 - 101)

Trong Sự Trưởng Thành Tâm Linh

CON ĐƯỜNG TÔI TỚI VỚI THIÊN CHÚA

Tôi đến với Thiên Chúa xuyên qua thiền Phật giáo, nhưng đó chỉ là chặng thứ nhất của con đường. Con đường mà tôi chọn cho chính mình, sau 20 năm ngụp lặn trong thiền, chính là Kitô giáo. Nhưng tôi nghi rằng rất có thể mình cũng chọn lựa như thế mà không cần qua thiền. Để đón nhận Kitô giáo, người ta phải sẵn sàng đón nhận nghịch lý. Và thiền Phật giáo – mà nhiều người cho rằng nên xem như một triết lý đúng hơn là một tôn giáo – là trường huấn luyện lý tưởng để giúp người ta đón nhận sự nghịch lý. Nếu không có sự huấn luyện ấy, tôi khó hình dung có cách nào khác để mình có thể sẵn sàng nuốt lấy những nghịch lý kinh khủng của giáo thuyết Kitô giáo.

Tôi trở thành Kitôhữu vài năm sau khi xuất bản Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi. Và hẳn bạn còn

nhớ, câu đầu tiên trong quyển sách ấy là chân lý vĩ đại của Phật giáo: “Đời là bể khổ” – mặc dù trong vô thức, tôi đã nghiêng chiều về tư tưởng ấy suốt một thời gian, nhưng Con Đường Chẳng

Mấy Ai Đi chứa đầy những quan niệm Kitô giáo. Một vị nọ đã nói với tôi: “Này Scotty, anh thật

khéo léo trong việc ướp Kitô giáo của anh vào Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, và qua đó anh đã chuyển tải sứ điệp Kitô giáo đến cho mọi người.”

Tôi trả lời thành thật: “Ồ, tôi đã không hề ướp vào đó Kitô giáo nào của tôi cả. Bởi khi viết và xuất bản quyển Con Đường…, tôi nào đã là một Kitôhữu đâu!”

Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi có thể được xem như một cột mốc đánh dấu chỗ của tôi vào thời điểm đó trong cuộc hành trình. Và xét một số phương diện, bây giờ tôi đã tiến xa hơn lúc đó; xét một số phương diện khác, tôi đã không tiến xa mấy. Phần lớn những gì tôi đã làm kể từ khi xuất bản quyển sách ấy có thể coi như một loại triển khai những quan niệm hàm chứa trong đó. Một trong những biến cố nội tâm trong cuộc hành trình của tôi đã xảy ra vào khoảng năm tôi 30 tuổi, khi tôi đọc The Screwtape Letters (Những Bức Thư Của Screwtape) của C.S. Lewis. Đó là một tiểu thuyết trong hình thức tuyển tập những bức thư khuyên nhủ được viết bởi Screwtape, một con quỉ già, gửi cho cháu trai của nó là Wormwood, kẻ đảm nhận công việc làm xói mòn đời sống tâm linh của một chàng thanh niên. Có một lần, Srewtape khuyên Wormwood cố làm sao cho chàng thanh niên ấy – lúc này là một Kitôhữu trẻ – xem “thời giờ của anh ta là thời giờ của anh ta”. Câu ấy, lúc đầu chẳng có nghĩa lý gì đối với tôi cả. Tôi đọc đi đọc lại ba lần. Tôi tự hỏi hay là ở đây có sự sai sót ấn loát nào đó. Thời gian của mình mà mình không nghĩ là của mình thì còn nghĩ cách nào khác nữa? Nhưng rồi, tôi chợt nhận ra rằng khả năng hiện hữu thời gian của tôi thuộc về một quyền lực cao hơn bản thân tôi. Tôi đã khó chịu với quan niệm ấy trong một thời gian khá lâu, và ngay cả hôm nay, tôi vẫn đang tiếp tục học cách để chịu trao thời gian của mình cho quyền sở hữu của Thiên Chúa. Sự qui phục luôn luôn là một vấn đề cấp độ, nhưng người ta có thể học được, như C.S. Lewis đã dạy tôi về điều đó. Tuy nhiên, hơn chục năm sau tôi mới thực sự chấp nhận lãnh Phép Rửa để trở thành một Kitôhữu.

Một trong những lý do mà tôi từ từ bị hút tới với Kitô giáo là bởi vì tôi tin rằng giáo thuyết Kitô giáo nhận hiểu đúng nhất về bản chất của tội lỗi. Đó là một sự nhận hiểu có tính đa chiều kích và nghịch lý. Khía cạnh nghịch lý đầu tiên nằm ở chỗ Kitô giáo chủ trương rằng tất cả chúng ta đềâu là những tội nhân. Chúng ta không thể không vương tội lụy. Có nhiều khả năng định nghĩa tội, nhưng đây là định nghĩa phổ biến nhất: tội là hoàn toàn đi lạc hướng! Và không có cách nào chúng ta có thể đi đúng hướng mọi lúc. Đôi khi chúng ta trật hướng vì chúng ta hơi bất cẩn. Dù chúng ta tốt đến mấy đi nữa, có những lúc chúng ta hơi mệt mỏi hay hơi cố chấp và không cởi mở chính mình ra cho đủ. Chúng ta không thể lúc nào cũng nhắm đúng mục tiêu, không thể lúc nào cũng trọn hảo.

Kitô giáo cho phép điều đó. Thật vậy, điều kiện cốt tủy đệ nhất để làm thành viên trong Giáo Hội Kitô giáo đích thực là gì? Đó là: Bạn phải là một tội nhân. Vâng, nếu bạn không nghĩ bạn là một tội nhân, thì bạn không phải là một ứng viên gia nhập Giáo Hội. Những khía cạnh khác của sự nghịch lý nằm ở chỗ Kitô giáo chủ trương rằng nếu bạn thú nhận hay nhìn nhận tội lỗi mình với lòng thống hối, thì tội lỗi ấy được tẩy xóa đi. Từ “thống hối” rất quan trọng ở đây – với nghĩa rằng bạn phải cảm thấy khốn khổ về những gì mình đã làm. Nếu bạn nhìn nhận tội lỗi của mình với lòng thống hối, thì những tội lỗi ấy được xóa sạch. Dường như những tội lỗi ấy đã không bao giờ tồn tại. Bạn có thể bắt đầu lại tất cả, hoàn toàn mới mẻ tinh khôi, vào bất cứ lúc nào.

Có một câu chuyện rất hay về quan niệm này. Một bé gái Philippin nói rằng em đã gặp và nói chuyện với Chúa Giêsu; dân làng bắt đầu bàn tán xôn xao về điều đó. Tin đồn lan rộng ra các làng chung quanh, và ngày càng thêm nhiều người bàn ra tán vào. Cuối cùng, câu chuyện đến tai giám mục ở tòa giám mục Manila, và đức giám mục bắt đầu quan tâm – bởi vì dù sao đi nữa bạn không thể có bất cứ vị thánh nào ‘cù bơ cù bấc’ và không được phê chuẩn trong Giáo Hội Công Giáo. Vì thế, đức giám mục chỉ định một đức ông điều tra vụ này.

Em bé gái được dẫn tới tòa giám mục để có một loạt những cuộc phỏng vấn thẩm định về tâm lý và thần học. Vào cuối cuộc phỏng vấn thứ ba, đức ông xoa tay và nói: “Ta chịu. Ta không biết phải làm gì đây. Ta không biết câu chuyện của con thật hay giả. Nhưng, có một cách trắc nghiệm để khui ra sự thật. Lần tới, khi con nói chuyện với Chúa Giêsu, ta muốn con hãy hỏi Ngài xem ta đã xưng những tội gì trong lần ta xưng tội mới nhất. Con đồng ý chứ?” Em bé gái gật đầu và rút lui. Tuần sau đó, em lại đến cho cuộc phỏng vấn theo lịch hẹn, đức ông hớn hở hỏi: “Nào, tuần rồi con lại nói chuyện với Chúa Giêsu nữa đấy chứ?”

“Thưa vâng ạ” – em đáp.

“Con có nhớ hỏi Chúa Giêsu xem ta đã xưng thú những tội gì lần gần đây nhất không?” “Dạ có ạ.”

“Chà, vậy Chúa Giêsu đã trả lời con thế nào?” “Dạ, thưa Cha, Chúa nói Chúa quên tuốt mất rồi ạ!”

Có hai khả năng để hiểu câu chuyện trên. Một là, cô bé gái ấy vừa có vấn đề tâm thần vừa rất ranh mãnh. Hai là, có nhiều khả năng cô bé thực sự có gặp Chúa Giêsu, bởi vì điều mà cô bé nói

thì hoàn toàn xác thực, hoàn toàn phù hợp với giáo thuyết Kitô giáo. Một khi chúng ta xưng thú tội lỗi mình với lòng thống hối, thì Chúa không còn nhớ gì đến tội lỗi ấy nữa: chúng không còn tồn tại trong tâm trí của Ngài.

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 99 - 101)