CÁC THẦN THOẠI TRONG THÁNH KINH

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 68 - 69)

& Bản Tính Con Ngườ

CÁC THẦN THOẠI TRONG THÁNH KINH

Thánh Kinh là gì? Phải chăng Thánh Kinh là sự thật theo nghĩa đen (nghĩa mặt chữ)? Hay Thánh Kinh là một sưu tập những thần thoại? Thánh Kinh chỉ là một số nguyên tắc đã lỗi thời? Nó là gì? Và nó liên hệ thế nào với đời sống chúng ta?

Tôi bỗng nhớ một người phụ nữ nọ lần kia nói với tôi: “Tôi vô cùng rối rắm về Thánh Kinh bao lâu tôi còn nghĩ rằng Thánh Kinh là một quyển sách chính thống (orthodoxy). Nhưng rồi một hôm tôi chợt nhận ra rằng đó là một quyển sách về nghịch lý, và kể từ đó tôi vô cùng yêu mến Thánh Kinh.”

Quả thực Thánh Kinh là một sưu tập các câu chuyện nghịch lý; và trong tư cách là một sưu tập những nghịch lý, nó không phải là một cái gì đơn nghĩa, không phải là một cái gì đó. Nó là một pha trộn các truyền thuyết, một số có thực, một số không có thực. Nó là một pha trộn của lịch sử chính xác và lịch sử không chính xác lắm. Nó là một pha trộn của những nguyên tắc đã lỗi thời và những nguyên tắc khác không lỗi thời chút nào. Nó là một pha trộn của thần thoại và ẩn dụ. Chúng ta diễn dịch Thánh Kinh như thế nào? Những người theo phái cơ yếu (fundamentalism) (13) tuy gán tầm quan trọng rất lớn cho Thánh Kinh, nhưng tôi thấy họ sử dụng Thánh Kinh một cách sai lầm đến kỳ cục. Thực ra, dùng từ “cơ yếu” (fundamentalist) để mệnh danh họ có vẻ không hợp lắm. Lẽ ra nên dùng từ ‘bất khả ngộ’ (inerrantist) sẽ đúng hơn – bởi họ tin rằng Thánh Kinh không chỉ là lời Thiên Chúa được linh hứng nhưng còn là lời nói thực và không thể thay thế của Thiên Chúa, và rằng Thánh Kinh chỉ chấp nhận một cách diễn dịch theo sát chữ (là cách diễn dịch của phái này). Nghĩ như vậy, theo tôi, chỉ làm nghèo nàn Thánh Kinh đi mà thôi. Có lần tôi nghe Wayne Oates, một trong hai nhà sáng lập phong trào tư vấn mục vụ, nói về vấn đề này bằng cách kể chuyện một thanh niên nọ đã móc một trong hai con mắt của mình vì Đức Giêsu nói: “Nếu mắt ngươi gây vấp phạm cho ngươi, hãy móc mắt đi.” Và Wayne nói: “Bạn biết đó, tôi là một cậu bé thuộc phái Báp-tít miền Nam, và tôi rất yêu quí Chúa Giêsu, nhưng tôi ước chi giá Ngài đã không bao giờ nói như thế.”

Vấn đề không nằm ở chỗ điều Đức Giêsu đã nói. Vấn đề nằm ở chỗ cách hiểu sát mặt chữ của người thanh niên này về điều Đức Giêsu đã nói. Rõ ràng là Đức Giêsu đang nói một cách ẩn dụ. Ngài không có ý bảo bạn chặt tay chặt chân hay móc mắt. Điều Ngài muốn nói là nếu có gì ngáng trở trên đường đi của bạn, một cái gì gây ách tắc cho bạn tiến tới chỗ lành mạnh tâm thần và trưởng thành tâm linh, thì bạn nên thanh toán nó đi. Đừng ngồi ì đó mà than vắn thở dài về nó. Vì thế, Thánh Kinh không phải bao giờ cũng kỳ vọng chúng ta hiểu theo sát mặt chữ. Rất nhiều điều trong Thánh Kinh có tính ẩn dụ và thần thoại – cần phải được diễn dịch một cách rất phức tạp và thường là một cách nghịch lý.

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 68 - 69)