MỘT CHƯƠNG TRÌNH CHO LÃNH VỰC TÂM LÝ

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 90 - 92)

Một Bệnh Thánh Thiêng!

MỘT CHƯƠNG TRÌNH CHO LÃNH VỰC TÂM LÝ

Lý do thứ hai giải thích hiệu quả ngoạn mục của AA là rằng đó là một chương trình thuộc lãnh vực tâm lý. Nó không chỉ dạy cho người ta biết vì sao phải tiến lên phía trước xuyên qua sa mạc để đến với Thiên Chúa, mà nó còn dạy nhiều cách thế để làm công việc tiến về phía trước ấy. Nó dạy bằng hai cách chủ yếu.

Một là qua việc sử dụng các câu châm ngôn và ngạn ngữ. Tôi đã từng nhắc đến một số câu như thế: “Hãy làm như thật!”, và “Tôi không ổn, anh không ổn, nhưng như thế là ổn!” Còn có rất nhiều câu khác nữa – tất cả đều là những ‘viên ngọc quí’: “Người duy nhất bạn có thể thay đổi là

chính bạn”, hoặc “Đắc nhất nhật, quá nhất nhật”.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện riêng về lý do tại sao tôi rất xác tín tầm quan trọng của những câu ngạn ngữ ấy. Tôi có một ông nội rất tuyệt vời. Ông cụ không phải là một người đàn ông giỏi giang đặc biệt. Và lời nói của ông cụ thường chỉ kết dệt bằng những câu nói rập khuôn sẵn. Ông nói với tôi: “Đừng qua cầu khi cháu chưa đi tới cầu!”, hoặc “Đừng đặt tất cả số trứng của cháu

vào chỉ một chiếc giỏ!” Không phải tất cả đều là những câu răn bảo. Một số câu nói của ông rất

có tính an ủi, chẳng hạn: “Làm một con cá lớn trong ao nhỏ hơn là làm một con cá nhỏ trong ao

lớn”, hay “Cố xác làm việc và không chơi đùa, Jack hóa thành thằng ngố”.

Tuy nhiên, ông nội tôi có ‘tật’ lặp đi lặp lại nhiều lần điều ông đã nói. Nếu tôi nghe ông nói “Không phải cái gì óng ánh cũng là vàng”, thì hầu chắc câu đó ông đã nói với tôi cả ngàn lần rồi! Ông nội rất yêu tôi, và kể từ khi tôi lên tám hay chín tuổi cho đến năm tôi mười ba tuổi, tháng nào tôi cũng đi ngang qua Manhattan Island để trải qua một kỳ nghỉ cuối tuần với ông bà nội. Mọi sự diễn ra trong dịp cuối tuần ấy trước sau vẫn vậy: Tôi đến đó vào sáng thứ bảy, kịp

giờ ăn trưa với ông bà nội. Rồi, sau cơm trưa, (hồi ấy chưa có TV), ông nội tôi đưa tôi tới một rạp chiếu bóng và cùng xem chiếu bóng với tôi. Rồi ông đưa tôi về nhà ăn tối. Sau cơm tối, ông lại đưa tôi tới một rạp chiếu bóng thứ hai. Vào các sáng Chúa Nhật, các rạp chiếu bóng đóng cửa. Nhưng chiều Chúa Nhật, ông lại đưa tôi đến rạp chiếu bóng thứ ba, trước khi gửi tôi về lại nhà. Và đó là tình yêu!

Chính trong những khi sóng bước bên ông nội, từ nhà đến rạp hát và từ rạp hát về nhà, mà tôi đã có thể không chỉ nghe nhưng còn tiêu hóa và thấm nhuần các câu ngạn ngữ của ông. Những lẽ khôn ngoan hàm súc trong các câu ngạn ngữ ấy đã hữu ích cho cả đời tôi. Như chính ông nội tôi đã nói: “Một muỗng đường giúp uống trôi chén thuốc đắng!”

Nhiều năm sau, khi tôi đang hành nghề bác sĩ tâm thần, một cậu bé 15 tuổi đến gặp tôi, nhà trường của cậu yêu cầu tôi giúp đỡ về chuyện thành tích học tập của cậu bé quá tệ. Khi tôi nói chuyện với cậu, tôi cũng có ấn tượng ngay rằng đây là một cậu bé hơi đần độn. Có lẽ đó là lý do chính khiến cậu bé bị điểm kém ở trường. Các bác sĩ tâm thần có một cách trắc nghiệm trí thông minh – như là một phần của cái gọi là ‘khảo sát tình trạng tâm thần’ (mental status exam). Phương pháp trắc nghiệm đó là yêu cầu người ta diễn dịch các câu ngạn ngữ. Vì thế, tôi hỏi cậu bé: “Tại sao người ta nói ‘Ở trong nhà bằng kính thì đừng ném đá’?”

Cậu bé lập tức trả lời: “Dạ, ở trong nhà bằng kính mà ném đá thì nhà sẽ bị vỡ”.

“Nhưng phần đông người ta không thực sự sống trong những nhà bằng kính. Vậy cháu áp dụng lời nói ấy như thế nào vào mối tương quan giữa con người với nhau?”

“Dạ, cháu không biết ạ!”

Tôi thử lần nữa: “Tại sao người ta nói ‘Đừng tiếc xót chỗ sữa tràn’?”

Cậu bé đáp: “Nếu cháu làm vung đổ vài giọt sữa, cháu sẽ gọi con mèo đến liếm đi.”

Câu trả lời ấy cho thấy phần nào khả năng tưởng tượng, nhưng đã không giải thích gì về nội dung mà người ta gửi gắm trong câu nói kia. Cuối cùng, vì trí thông minh là một vấn đề quan trọng, tôi đã giới thiệu cậu bé đến một nhà tâm lý để được kiểm tra chính xác hơn. Nhà tâm lý ấy là một phụ nữ đứng tuổi, rất nổi tiếng trong lãnh vực trắc nghiệm. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhận bản kết quả trắc nghiệm của cậu bé. Chỉ số IQ của cậu bé là 105! Đó là một chỉ số không lớn lắm, và thấp đối với nhà trường mà cậu bé đang theo học – có lẽ giải thích được tại sao cậu bị điểm kém. Nhưng đây cũng là một chỉ số trên trung bình. Tôi vẫn đoán chừng chỉ số IQ của cậu ở mức khoảng 85 thôi. Và vì có sự khác biệt như vậy, tôi đã gọi cho nữ chuyên gia kia và nói rằng tôi không thể tin chỉ số IQ của cậu bé là 105; tôi nói chắc chắn chỉ số thực phải thấp hơn nhiều – vì cậu bé quá kém trong việc hiểu các câu ngạn ngữ. Nữ chuyên gia ấy trả lời: “Ồ, điều đó chẳng có gì lạ đối với chúng tôi. Ngày nay chẵng còn cô cậu nào ở lứa tuổi ấy hiểu biết ất giáp gì về các câu ngạn ngữ truyền thống nữa.”

Tôi thường nghĩ rằng sẽ rất ích lợi nếu chúng ta có thể triển khai một chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần nào đó trong các trường học của chúng ta. Nhưng tôi biết nhiều người sẽ phản đối một chương trình như thế. Có một phong trào chống lại việc săn sóc sức khỏe tâm thần tại đất

nước này, phong trào ấy được tham gia bởi những người sợ hãi những ảnh hưởng của tinh thần nhân bản thế tục và của các phong trào tâm lý trong cuộc sống chúng ta. Họ sợ rằng có người sẽ nghĩ là tốt việc trẻ em chất vấn lại cha mẹ chúng; họ cho rằng cách nghĩ như vậy là do quỉ xúi quẩy! Nhưng chắc hẳn họ không thể phản đối một chương trình dạy các câu ngạn ngữ trong các trường học chúng ta, phải không? Tôi hy vọng một ai đó sẽ bắt đầu một chương trình như thế. Và tôi hy vọng điều đó sẽ sớm được thực hiện. Vì, như ông nội tôi nói: “Khâu kịp thời một mũi,

tránh khỏi phải khâu chín mũi”.

Một phần của tài liệu Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w