8. Cấu trúc đề tài
1.1.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý Nhàn ước về văn hóa
Quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa gồm những nội dung cơ bản như: - Xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật nhằm quản lý thống nhất các hoạt
động văn hóa.
- Xây dựng các thiết chế quản lý Nhà nước về văn hóa. - Ban hành và thực thi hệ thống chính sách về văn hóa. - Đầu tư tài chính cho văn hóa.
- Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa[73, tr.198-199].
Theo tác giả cho rằng quản lý Nhà nước về văn hóa là hoạt động của bộ máy nhà nước, trong lĩnh vực hành pháp, nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Nhà nước với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho mọi người dân đều được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có các quyền về văn hóa, như: quyền học tập, sáng tạo, phê bình văn hóa nghệ thuật, tự do sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng… Nhà nước có trách nhiệm điều tiết, đểđảm bảo sự hài hòa giữa các thành tố văn hóa, điều tiết lợi ích văn hóa của các giai tầng, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của toàn xã hội. Còn UBND là cơ quan hành chính pháp chế nhà nước ở các địa phương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa ởđịa phương mình, theo quy định của pháp luật. Các Sở VHTTDL trực thuộc Tỉnh, Thành phố, các Phòng VHTT cấp huyện/thành phố, các Ban văn hóa các xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn trực tiếp tham mưu tư vấn giúp UBND các cấp quản lý văn hóa ởđịa phương mình. Nhà nước tiến hành quản lý văn hóa bằng chính sách và pháp luật về văn hóa. Chính sách pháp luật về văn hóa, được hiểu là những nguyên tắc thực hiện tư tưởng chủđạo của Nhà nước về chủ trương đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước. Song song với việc tiến hành các chính
17
sách về văn hóa, để quản lý văn hóa, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về văn hóa, nhằm phát huy tác dụng của văn hóa đối với việc hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của con người, chếước những ảnh hưởng tiêu cực, loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, rộng mở cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.3. Khái niệm lễ hội và lễ hội truyền thống
Theo từ nguyên, lễ hội là sự kết hợp của hai từ Hán Việt là “lễ” và “hội”. “Lễ
hội”: Theo Từ điển Tiếng Việt năm 2002 thì đó là cuộc vui tổ chức chung, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội gồm 2 phần: phần Lễ và phần Hội. Trong lễ hội thì sự phân chia giữa lễ và hội chỉ là tương đối. Trên thực tế thì ranh giới giữa lễ và hội chỉ là tương đối, luôn có điểm giao thoa giữa lễ và hội, trong lễ lại bao hàm cả tính chất hội.
Có nhiều khái niệm về “Lễ”, theo Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 2002 thì “Lễ” là từ chỉ những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, một sự kiện có ý nghĩa nào đó. Lễ có nghĩa là vái, lạy để tỏ lòng cung kính theo phong tục cũ. Lễ còn được hiểu là khuôn phép, là phép bày ra nhằm tỏ lòng kính trọng, lịch sự.
Còn theo tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Lễ là môi trường tín ngưỡng tôn giáo, nó chứa đựng biểu tượng cao đẹp về cái thiêng liêng cao cả, mà con người cần phải vươn tới: Chân - Thiện - Mỹ” [74, tr.7].
Lễ là phần tín ngưỡng (tế, rước), là phần đầu tiên khi tiến hành lễ hội. Lễ là cốt lõi, là phần quan trọng nhất mang tính thiêng liêng tôn kính, là nghi lễ thờ cúng thánh, thần được coi là linh hồn của một lễ hội. Không gian và thời gian tổ chức các nghi lễ được quy định chặt chẽ. Công tác chuẩn bị lễ cần rất cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Trong lễ bao giờ cũng phải có tế. Tế bao gồm những nghi thức theo quy định như y phục, phẩm phục, hia hài, mũ mãng cho đến việc tế thần được tổ chức như
18
chọn ra, trong đó có một người làm chủ tế, dâng hương, dâng rượu trắng, dâng lễ
vật. Lễ vật được dâng tế thường là những sản phẩm của địa phương như: xôi, thịt, bánh, hoa quả, hương nến… Có những địa phương có lễ vật độc đáo, liên quan đến nhân vật được thờ. Sau phần tế lễ của các vị chức sức sắc xong mới đến dân làng và khách thập phương.
Nếu “Lễ” là đạo, là quy chuẩn linh thiêng, thì “Hội” là đời. Vì vậy theo từđiển Tiếng Việt năm 2002 viết: “Hội là những cuộc vui chung cho đông đảo người tham dự theo phong tục hoặc dịp đặc biệt”. Còn theo tác giả Ngô Đức Thịnh thì: “Hội là các hiện tượng sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nảy sinh, tích hợp và bảo lưu trong môi trường tín ngưỡng tôn giáo, nếu môi trường tín ngưỡng tôn giáo bị loại bỏ thì bản thân các sinh hoạt văn hóa cũng không thể tồn tại” [74, tr.7]. Hội là bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống, nó bảo lưu, gìn giữ những nét riêng, phong tục tập quán...thường được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện trọng đại nào đó liên quan đến nhiều người. Hội mang tính cộng đồng, bao gồm các trò diễn, trò chơi dân gian, các cuộc đua tài, văn nghệ giải trí. Phần hội bao giờ cũng rất vui, rất hối hả, thu hút đông người nhất trong mỗi lễ hội và tùy vào đặc điểm của mỗi địa phương sẽ có những nét riêng biệt, đã tạo cho lễ hội truyền thống sựđa dạng, phong phú và đặc sắc. Phần hội có thể thêm bớt, thay đổi, tùy theo cấu trúc lễ hội.
Lễ hội trở thành truyền thống khi nó được cộng đồng gìn giữ và truyền từ
năm này sang năm khác, đời này sang đời khác, lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất
định, trở thành quy luật, thành truyền thống thì được gọi lễ lễ hội truyền thống, lễ
hội cổ truyền hay lễ hội dân gian, tùy theo cách gọi tên. Theo Quy chế tổ chức lễ hội thì có 4 loại lễ hội: lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ
hội tôn giáo, lễ hội du nhập nước ngoài vào Việt Nam [10, Điều 1].
Gọi lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống là để phân biệt với lễ hội hiện đại. Lễ
hội truyền thống là những lễ hội do cộng đồng làng xã đứng ra tổ chức, theo một chu kỳ lặp đi lặp lại, năm này sang năm khác, đời này qua đời khác. Trong lễ hội truyền thống thì mọi người cùng được tham gia bình đẳng, phần hội do mọi người cùng thực
19
hiện, cùng vui, cùng hưởng. Khác với lễ hội nảy sinh sau này là các lễ hội do Nhà nước hay một tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm, có kịch bản cụ thể, chỉ những thành phần nhất định được tham dự, phần hội hay phần văn nghệ do các diễn viên chuyên nghiệp thực hiện. Lễ hội hiện đại chỉ được tổ chức nhân một sự kiện trọng đại, một dịp kỷ niệm nào đó, không có sự lặp lại, không có tính chu kỳ. Có khi nhiều lễ hội ngày trước bản chất là lễ hội truyền thống nhưng sau thời gian vận động phát triển trở
thành loại hình lễ hội khác.
1.1.4. Khái niệm và nội dung quản lý lễ hội truyền thống
1.1.4.1. Khái niệm
Lễ hội được truyền từ năm này sang năm khác, đời này sang đời khác, lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định, trở thành quy luật, thành thông lệ theo quy cũ thì
được gọi là ‘‘lễ hội truyền thống/lễ hội cổ truyền hay lễ hội dân gian’’ [10, Điều 1]. Trong lễ hội truyền thống thì mọi người cùng được tham gia bình đẳng, phần hội do mọi người cùng thực hiện, cùng vui chơi, cùng hưởng thụ.
Quản lý lễ hội truyền thống (quản lý lễ hội) là một bộ phận, một lĩnh vực cụ
thể của Quản lý văn hóa. Quản lý lễ hội là sựđịnh hướng, tạo điều kiện để tổ chức,
điều hành tốt hoạt động lễ hội nhằm phát huy những giá trị của lễ hội theo chiều hướng tích cực, phù hợp với sự vận động của xã hội.
Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì: Quản lý di sản nói chung, lễ hội nói riêng là công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ
hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung [57, tr.163-164]. Như vậy, quản lý lễ hội gồm quản lý nhà nước về lễ hội và các hình thức quản lý khác đối với các hoạt động lễ hội.
20
1.1.4.2. Nội dung cơ bản của quản lý lễ hội
Quản lý lễ hội truyền thống trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, mở rộng cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tại Điều 25 Luật DSVH đã ghi rõ: “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật” [42, tr. 44].
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng cấu thành DSVH, chính vì vậy việc quản lý lễ hội cũng cần tiến hành theo nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa được ghi rõ trong Luật DSVH. Nội dung quản lý Nhà nước về DSVH bao gồm:
1. Xây dựng và chỉđạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; 3. Tổ chức, chỉđạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
5. Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
6. Tổ chức chỉđạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [42, tr. 65-66].
Tuy nhiên, lễ hội là một loại hình DSVH phi vật thể tiêu biểu, do đó, việc quản lý lễ hội sẽ khác so với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, cũng như khác với
21
việc quản lý các loại hình DSVH khác. Để quản lý tốt lễ hội đòi hỏi phải có sự phối hợp các ngành chức năng và đi kèm với nó bao gồm những công cụ hữu hiệu có tác dụng trợ giúp khác để thực hiện các hoạt động quản lý như:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục và quảng bá: Đó là Nhà nước mong muốn tác động đến việc tổ chức lễ hội của quần chúng nhân dân thông qua công tác tuyên truyền, vận động và quảng bá về lễ hội chứ không phải chỉ bằng những mệnh lệnh hành chính, văn bản hành chính.
- Quản lý đất đai nơi diễn ra lễ hội: Nhằm đo đạc, xác định địa giới hành chính và lập bản đồ của Di tích LSVH nơi diễn ra lễ hội theo Luật đất đai năm 2003, qua đó, nắm được hiện trạng sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất Di tích LSVH nơi có lễ hội một cách hiệu quả.
- Quản lý Di tích LSVH nơi diễn ra lễ hội: Mỗi lễ hội luôn gắn liền với một di tích, hay nói cách khác là được tổ chức tại một di tích cụ thể. Di tích là do nhân dân sáng tạo ra, là tài sản của nhân dân đồng thời là tài sản quốc gia cần được giữ gìn, bảo vệ. Ngày 31/3/1984, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, đây là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Quản lý tài chính trong tổ chức lễ hội: gồm quản lý thu, chi những gì? bao nhiêu? như thế nào? số còn dư ai quản lý và quản lý như thế nào?... trong việc tổ
chức lễ hội.
- Quản lý công tác vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội: bao gồm việc quản lý nguồn nước, quản lý rác thải, cảnh quan... tại địa điểm tổ chức lễ hội trước, trong và sau những ngày lễ hội. Trong đó, tình trạng rác thải do người dân thiếu ý thức xả ra tại các điểm lễ hội là rất đáng lưu ý. Vì vậy, phải có những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng này như tuyên truyền dưới nhiều hình thức, nhắc nhở
nhân dân và khách thập phương không vứt rác bừa bãi, đặt các thùng rác ở nhiều địa
22
sóc bồn hoa, cây xanh xung quanh khu vực tổ chức lễ hội, nhằm đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp.
- Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: bao gồm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy bán hàng ăn, uống phục vụ nhân dân và việc nấu nướng, phục vụăn, uống do Ban tổ chức lễ hội.
- Quản lý tốt an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại lễ hội: nhằm đảm bảo an toàn của người dân và tài sản trong thời gian tổ chức lễ hội; tránh những hoạt
động và biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội dưới nhiều hình thức trong lễ hội.
Và một điều không thể thiếu trong quản lý lễ hội là phải có những chế tài cụ
thể, có hình thức thi đua khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.
Tóm lại, quản lý lễ hội gồm quản lý Nhà nước và các hình thức quản lý ở
nhiều lĩnh vực khác nhau đối với hoạt động lễ hội, thông qua các công cụ quản lý như: hệ thống các chính sách, các văn bản pháp luật, các nghị định, các chế tài và các văn bản có liên quan đến lễ hội của nhà nước đã ban hành để tổ chức, quản lý lễ
hội được tốt hơn. Đồng thời, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của lễ hội, nhằm góp phần phát triển đất nước và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1.1.5. Ý nghĩa và giá trị lễ hội truyền thống trong xã hội
Theo tác giả Nguyễn Xuân Hồng thì: Lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL là hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc từ Trung Bộđến Đông Nam Bộ và ĐBSCL là điểm dừng chân cuối cùng. Chính vì lẽ đó lễ hội có sắc thái của cùng đất phương Nam. Có thể nói lễ hội truyền thống hàm chứa đậm đặc nhất những đặc trưng của hệ giá trị văn hóa Việt trong quá trình bảo tồn và phát triển của truyền thống văn hóa, đó là: giá trị