Định hướng quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 96)

8. Cấu trúc đề tài

3.1. Định hướng quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh

Lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh hay toàn tỉnh Đồng Tháp là loại hình DSVH nên việc quản lý cần phải theo Quan điểm quản lý di sản đặc biệt là quan

điểm bảo tồn – phát triển đểđáp ứng những nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại, tuy nhiên không vì thế mà làm biến đổi nội dung, hình thức và ý nghĩa của lễ hội một cách thái quá, biến nó thành một sản phẩm thương mại sẽ bị diệt vong cùng với sự

thay đổi của nhu cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, VHXH đều chịu ảnh hưởng và tác động, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực, tác động chủ quan hoặc khách quan. Nên việc bảo tồn DSVH, đặc biệt là di sản tồn tại dưới dạng văn hóa phi vật thể như lễ hội truyền thống, chúng ta phải biết cân đối giữa giữ gìn và phát triển thì văn hóa mới phát triển một cách bền vững tạo nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Muốn như thế các chủ thể quản lý (Nhà nước, cộng đồng) phải nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã đề ra như: Nghị quyết 33 về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước, Luật di sản văn hóa, các Quan điểm quản lý di sản, Quy chế tổ chức lễ hội và Nghịđịnh về việc thực hiện nếp sống văn minh trong cưới, tang và lễ hội… Quản lý phải là một quá trình diễn ra lâu dài, để hướng xã hội phát triển theo những mục tiêu nhất

định, chứ không phải là hành động tức thời, chớp nhoáng. Vì vậy, quản lý lễ hội với tư cách là một di sản văn hóa cần thiết phải định hướng các vấn đề như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 96)