Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý lễ hội truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý lễ hội truyền

thống, ý nghĩa của lễ hội truyền thống

Thành uỷ đã thường xuyên chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý và phát huy các giá trị di tích LSVH; chỉ đạo UBND Thành phố, các xã/phường tổ chức các cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng, quán triệt pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá

đến các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của họ về ý nghĩa, giá trị của các di tích LSVH và lễ hội truyền thống gắn với di tích, từđó khơi dậy ý thức của người dân đối với việc bảo vệ, giữ gìn các di tích và lễ hội nơi mình sinh sống. Với mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia việc bảo vệ và phát huy các DSVH mà trong đó có lễ hội truyền thống.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố chỉ đạo Phòng VHTT ban hành các văn bản chỉđạo tăng cường công tác tuyên truyền về lễ hội và hướng dẫn tuyên truyền về lễ

hội (kế hoạch, chương trình, hình thức trang trí, nội dung tuyên truyền…), việc thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Phòng VHTT đã phối hợp với các cơ quan đơn vị thực hiện các công tác tuyên truyền về các hoạt động văn hóa, lễ hội thông qua các hoạt động như:

Phòng VHTT phối hợp với các cơ quan trên địa bàn Thành phố và Tỉnh biên soạn và phát hành nhiều ấn phẩm tuyên truyền về lễ hội như: cuốn “Đồng Tháp di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh” và ấn phẩm “Đồng Tháp xưa và nay”, cuốn Lịch sử truyền thống và cách mạng TX. Cao Lãnh (1930 – 2005) (2012), xuất bản (2014) cuốn Ông bà Đỗ Công Tường và thành phố Cao Lãnh (hàng năm đền thờ phát khoảng hơn 1.000 cuốn), với các bài viết giới thiệu về lịch sử, vùng đất, con người, Di tích LSVH và các lễ hội truyền thống; Tờ gấp tuyên truyền giới thiệu một số di tích và lễ hội tiêu biểu (số lượng hàng năm khoảng 2.000 tờ); Brochure tuyên truyền giới thiệu một số di tích, lễ hội gắn với phát triển du lịch (số lượng hàng năm khoảng 1.500) số liệu do Phòng VHTT cung cấp cho tác giả.

56

Ngoài ra, trong dịp tổ chức các lễ hội với quy mô cấp Thành phố đối với một số lễ hội Xuân, lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, lễ hội Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh… Phòng VHTT cũng đã phối hợp với Đài truyền thanh Thành phố làm phóng sự ghi hình và phát trên Đài phát thanh - truyền hình Đồng Tháp, biên soạn các bài đọc về giá trị di tích và các hoạt động lễ hội phát trên Đài truyền thanh Thành phố đến các địa bàn xã/phường và các tầng lớp nhân dân, viết các tin bài về diễn biến lễ hội và công tác quản lý, tổ chức lễ hội đăng trên cổng thông tin

điện tử của thành phố để đông đảo quần chúng biết tham gia lễ hội. Thành phố cơ

bản đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Trước, trong và sau mùa lễ hội, hàng năm Thành phố đều chỉ đạo Phòng VHTT và Đài truyền thanh Thành phố biên tập các tin, bài phản ánh các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; việc thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, đồng thời chỉ đạo đài truyền thanh xã/phường tiếp phát sóng Đài truyền thanh Thành phố hoặc biên tập và phát thanh các thông tin về ý nghĩa, giá trị của các lễ hội trên địa bàn, quy mô, thời gian tổ

chức, nội dung, chương trình lễ hội đến các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân nhân được rõ…

Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan được chỉ đạo thực hiện hiệu quả, theo thống kê cơ bản của Phòng VHTT Thành phố, bình quân mỗi năm thực hiện căng treo từ 300-500 khẩu hiệu; khoảng 500 banner; trên 3.000 cờ hồng kỳ, cờ

hội… đặc biệt trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tỉnh, lệ hội Xuân, Thành phố chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền tại các lễ hội quy mô cấp Thành phố: lễ hội

đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, lễ hội Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh ở đền thờ Tam vịđại Thần…

Trong những năm gần đây, Thành phố, các xã/phường đã đẩy mạnh xã hội hoá công tác tuyên truyền, thu hút các nhà tài trợ phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền về lễ hội. Thông thường lễ hội luôn có sựđóng góp của người dân địa phương về sức người và hiện vật gạo nếp, hoa màu, thịt, nước uống… một số lễ hội còn thu hút mạnh mẽđược sự tài trợ về tài chính và hiện vật nhất là các di tích cấp tỉnh và lễ hội cấp Thành phố trong đó tiêu biểu nhất là lễ hội ông bà Đỗ Công Tường - Phường 2

57

(thu hút các đơn vị: Công ty dược IMEXPHAM, DOMESCO, Ngân hàng SACOMBANK chi nhánh Đồng Tháp và các doanh nghiệp, cửa hàng…).

Để công tác lễ hội có hiệu quả, Thành phố còn áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân như: tuyên truyền thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, hoạt động sinh hoạt, hội họp của các ngành, đoàn thể (Hội cựu chiến binh,

Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Người cao tuổi, Hội Nông dân), từ Thành phố đến cơ

sở. Bằng hình thức này nhiều vấn đề về bảo vệ di tích và lễ hội, về Luật DSVH

được đưa ra để cán bộđảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng tìm hiểu, thảo luận, bàn bạc công khai trên tinh thần dân chủ đóng góp ý kiến. Đây là một hình thức tuyên truyền có tác dụng to lớn, giúp khơi dậy ý thức cộng đồng, thúc đẩy người dân tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn và phát huy giá trị các DSVH. Bên cạnh

đó, Thành phố còn tổ chức các hội thi, liên hoan; xây dựng kịch bản tuyên truyền lưu động biểu diễn phục vụ nhân dân, trong đó có những vở kịch chứa đựng nội dung về việc thực hiện Luật DSVH, việc bảo vệ và phát huy giá trị các DSVH, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 65 - 67)