Giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 116 - 119)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.4. Giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý

lý l hi truyn thng

Không chỉ trong quá khứ mà ở hiện tại, cộng đồng luôn giữ vai trò là chủ thể

của các lễ hội truyền thống, hiện nay những người làm công tác trên lĩnh vực văn hóa đều đã nhận thức chung là bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, là trách nhiệm trước hết của cộng đồng. Các công ước của thế giới về DSVH vật thể và phi vật thể,

đều khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của cộng đồng, khuyến nghị các quốc gia phải phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc quản lý các di sản văn hóa, tài sản chung của các dân tộc. Nói về phát huy tính tích cực của cộng đồng/xã hội hóa trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội tác giả Nguyễn Xuân Hồng viết:

Làng xã là nơi diễn ra các quan hệ ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống, nên sự liên kết, tính tự quản của các các nhân trong cồng đồng sinh động hơn quan hệ mang tính hành chính. Trong thực tế nhiều địa phương đã phát huy được sức mạnh của cộng đồng bằng biện pháp “tự quản” (tự thu – chi, tự kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của mình), thậm chí xây dựng thành quy ước được nhân dân tự nguyện thực hiện. Quy

ước này có thể xem là một nguyên tắc “đồng thuận”, phát huy tốt nhất tính tích cực/xã hội hóa của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc bảo tồn - phát huy lễ hội truyền thống hiện nay [30, tr.185-186].

Từ ý kiến trên, ta thấy nhận thức được vai trò của cộng đồng là quan trọng, là quyết định, nhưng ở mỗi nơi, đối tượng cộng đồng, trình độ, năng lực của cộng đồng rất khác nhau, cơ chế vận hành cộng đồng cũng không giống nhau. Vì

107

vậy, cần tiếp tục xây dựng cho được cơ chế và chính sách, đểđảm bảo cho cộng

đồng thực sự làm chủ di sản của mình. Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia sáng tạo trong phương thức quản lý, tổ chức lễ

hội truyền thống. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát và tố giác của người dân trong việc thực hiện các dự án bảo tồn DSVH và quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy DSVH là một lĩnh vực chuyên biệt, với phương thức rất linh hoạt và có nhiều quan niệm, cũng như phương pháp tiếp cận mới. Chính vì thế, muốn cộng đồng là chủ di sản một cách lành mạnh, đúng hướng thì họ phải dựa trên nền tảng được cung cấp đầy đủ thông tin về kinh nghiệm, trong việc bảo vệ di sản và được tiếp cận với những quan niệm mới về bảo tồn di sản, để

từ đó đưa ra những quyết định bảo tồn đúng đắn. Cho nên phải tăng cường nhận thức của người dân địa phương về Luật DSVH, tuyên truyền nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quản lý, tổ chức lễ

hội. Vậy, muốn quản lý tốt các hoạt động văn hoá trong lễ hội truyền thống, thì sự

tôn trọng cộng đồng là cần thiết. Để thực hiện điều đó, các cơ quan quản lý văn hoá cần xây dựng các chương trình giáo dục DSVH cho cộng đồng, phối hợp với cơ

quan truyền thông đại chúng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giúp người dân hiểu đúng giá trị văn hoá, hướng tới những mục tiêu, hành vi đúng đắn trong các hoạt động lễ hội và lên án những hành vi xâm phạm di tích, sai trái không

đúng chuẩn mực trong lễ hội truyền thống.

Cần khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng trong quản lý di tích và lễ

hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh, trong đó nhấn mạnh vai trò của người cao tuổi - người có uy tín trong xã hội, người có hiểu biết và nhiệt tình với di tích trong công tác vận động người dân, các tổ chức doanh nghiệp, các đoàn thể trong hệ

thống chính trị thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy DSVH

địa phương, giảm sức ép nguồn ngân sách Nhà nước dành cho di sản, để dùng ngân sách ngày thực hiện các công trình phúc lợi khác ởđịa phương.

108

Song song đó, điều quan trọng nhất, là xây dựng được các quy chế quản lý và tổ chức lễ hội, vận hành lễ hội theo mô hình quản lý phù hợp với từng địa phương và từng lễ hội. Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng, với sự trợ giúp của Nhà nước đang được áp dụng ở thành phố Cao Lãnh nhất là các lễ hội cấp Thành phố như: lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường và lễ giỗ Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh... Vấn đềởđây là làm thế nào tạo được mối quan hệ hài hoà giữa nhà nước và cộng đồng, trong việc tổ chức và quản lý các lễ hội, để có thể phát huy tốt nhất vai trò chủ thể của cộng đồng, mà vẫn không bỏ qua các qui định của Nhà nước, nhưng vẫn tăng được tính dân gian. Từ thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng, với sự trợ giúp của Nhà nước là mô hình hiệu quả có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, với cộng đồng cư dân địa phương. Giúp họ hiểu được vai trò là chủ thể văn hoá thực sự trong hoạt động lễ hội thì hạn chế được những mặt tiêu cực nảy sinh trong các lễ hội. Tuy nhiên, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay cho dân, ngay cả trong các nghi thức thiêng liêng trong ngày khai hội. Bởi mục tiêu chính yếu của các lễ hội là bảo tồn và tôn vinh các giá trị tiêu biểu trong lễ hội truyền thống, nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của cộng đồng cư dân địa phương. Thế nhưng, vai trò quản lý của Nhà nước rất quan trọng, đặc biệt là ở những lễ hội truyền thống ở

thành phố Cao Lãnh ngày càng biến đổi và mở rộng quy mô, chỉ riêng cộng đồng thì công tác quản lý tổ chức sẽ không suông sẽ được.

Xét cho cùng việc tổ chức, quản lý lễ hội là xuất phát từ nhu cầu hưởng thụ

văn hóa, nhu cầu mong muốn tham dự lễ hội của nhân dân. Vì vậy, vai trò của người dân trong mọi quá trình tổ chức, trong quản lý lễ hội là hết sức quan trọng. Do vậy, việc quản lý lễ hội không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý, mà còn là của người dân địa phương và thậm chí của cả du khách. Quyết định sự tồn tại, phát triển của lễ hội ra sao, theo hướng nào là nhân dân, chứ không phải nhà quản lý. Chính vì lẽđó, chỉ khi vai trò của nhân dân được đặt lên hàng đầu, kết hợp với nhận thức của họ trong việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị di sản cho chính mình, cho thế hệ tương lai tăng lên và sẽ khiến cho công việc quản lý lễ hội trở nên dễ dàng hơn.

109

Tóm lại, DSVH là tài sản chung của dân tộc vì vậy quản lý lễ hội truyền thống không chỉ là trách nhiệm của Ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm của các, cấp các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế kinh nghiệm nhiều nơi cho thấy khi giao di tích, lễ hội cho cộng đồng thì di tích tích và lễ hội hội ấy ngày càng phát huy giá trị trong đời sống đương đại. Chính vì vậy, phải đưa đại diện người dân địa phương vào trong các Ban quản lý di tích, Ban tổ

chức lễ hội, lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của họ, để công việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống được thuận tiện hơn. Đồng thời Nhà nước cũng phải

định hướng không giao khoán cho dân; kịp thời biểu dương cá nhân, tập thể có thành tích trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di tích và quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh và toàn tỉnh Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 116 - 119)