Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hộ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 67 - 71)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2.2. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hộ i

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng DSVH phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc. Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời, thông qua lễ hội: trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được tỏa sáng. Theo bà Nguyễn Thị Bé (73 tuổi) người dân địa phương tại lễ hội đình Tân Tịch nói về ý nghĩa của lễ hội:

Lễ hội cúng đình hàng năm là truyền thống của ông bà từ lâu đời rồi, nó đem lại bình an cho nhân dân bá tánh nơi đây, mọi người đến cúng cầu xin thần phù hộ để an tâm trong làm ăn, sinh sống. Mọi người có cơ hội gặp nhau và thân thiết hơn cùng nhau làm các công việc cúng tạơn thần, ngoài ra còn được

58

giải trí xem hát bội, đờn ca tài tử và tham gia các trò chơi dân gian vui nhộn...[PL2, tr. 33].

Hàng năm, Thành phố còn chỉ đạo phòng Giáo dục – Đào tạo, Phòng VHTT phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ chức các buổi toạđàm, buổi nói chuyện chuyên đề

nhằm giới thiệu đến cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong các trường học về

giá trị các di tích lịch sử văn hoá mà gắn liền với đó là những lễ hội truyền thống, để

các em có điều kiện hiểu thêm về LSVH truyền thống. Chính nhờ vậy mà trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá, nhiều trường học đã tổ chức cho học sinh tham quan các Di tích LSVH, tham gia vào các hoạt động tổ chức lễ hội lễ nghinh sắc thần, tham gia các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, tham gia và công tác hậu cần phục vụ

cơm nước cho khách viếng… trong đó đáng kể là các bạn sinh viên thành viên Câu lạc bộ “Bảo tồn DSVH” thuộc khoa Văn hóa – Du lịch, trường Đại học Đồng Tháp (thành lập năm 2014); với những hiểu biết về DSVH, với ý thức trách nhiệm và sức trẻ của mình các bạn đã tham nhiều chương trình sự kiện về văn hóa, di tích và lễ

hội trên địa bàn thành phố như: hỗ trợ các kỳ lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lễ giỗ Chánh lãnh binh Nguyễn Hương, hỗ trợ lễ hội đình Tân Tịch, lễ hội đền thờ

ông bà Đỗ Công Tường…

Ngoài ra, Phòng VHTT còn nghiên cứu khảo sát lại các di tích đình, đền ở

thành phố Cao Lãnh để thiết kế xây dựng các mô hình làm nơi tổ chức các sân chơi thanh niên, các hoạt động văn hóa văn nghệ, tuyên truyền của địa phương như một “thiết chế văn hóa”. Song song đó, Trung tâm Văn hoá Thành phố đã tổ chức các chương trình văn nghệ phục vụ quần chúng nhân dân nhất là vào các dịp lễ hội cấp Thành phố với nhiều tiết mục đặc sắc tái hiện lại các tuồng tích sân khấu hóa cuộc

đời các nhân vật LSVH có công với dân làng và vùng đất Cao Lãnh. Qua đó nâng cao hiểu biết, ý thức người dân trong gìn giữ và phát huy giá trị các di tích, lễ hội truyền thống góp phần làm công tác bảo tồn và phát huy DSVH trên địa bàn được thuận lợi hơn.

59

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn được thể hiện thông qua việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học tìm lại giá trị truyền thống của di tích và lễ hội. UBND Thành phố phối hợp với Bảo tàng, Hội sử học tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu lập hồ sơ các di tích trên địa bàn, đồng thời biên soạn các sách, báo, ấn phẩm tuyên truyền nhằm phát huy giá trị của các di tích. Tính đến năm 2015, đã có 5 di tích trên địa bàn phát hành ấn phẩm tờ gấp phục vụ

nhu cầu tìm hiểu của công chúng, riêng di tích đền thờ ông bà Đỗng Công Tường đã xuất bản thành sách “Ông bà Đỗ Công Tường và thành phố Cao Lãnh” phục vụ

nhu cầu tìm hiểu của du khách và các nhà nghiên cứu.

Đặc biệt, với việc khánh thành đền thờ ông bà Đỗ Công Tường sau hai năm trùng tu (khánh thành vào lễ giỗ 194 năm 2014) và việc ban hành đề án “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020” năm 2015 đã mở ra một hướng đi mới trong việc khai thác và phát huy giá trị DSVH trong phát triển kinh tế - du lịch. Vào những dịp tổ chức lễ hội, rất đông những người dân địa phương cũng như

khách thập phương có dịp đến di tích – nơi có lễ hội. Khi đến đây, mọi người được gặp gỡ và giao lưu cộng đồng, đứng trước các vị thánh thần, mọi người tự nhìn lại cách sống, cách sinh hoạt của mình, tâm hồn mọi người nhưđược thanh lọc gần gũi với thần linh hơn và hướng thiện hơn. Họ không chỉ cầu cho họ mà còn cho gia

đình, bạn bè và dân tộc, đáng lưu ý là nhiều gia đình, nhiều người cao tuổi còn dẫn theo con cháu mình đi lễ hội theo tác giảđây là cách trao truyền, gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa trong đó có lễ hội một cách trực tiếp thiết thực và hiệu quả cho các thế hệ tiếp nối. Bà Nguyễn Thị Sáu (80 tuổi – đến từ huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trong dịp lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, bà nói rằng:

Nghe kể ông mất đã lâu rồi nhưng linh thiêng lắm. Bà đi đến đây viếng ông bà, chỉ mới đi lần đầu, đi từ lúc 7 giờ sáng với con gái cho nó biết. Đi đến đây cúng viếng cầu mong ơn đức của ông bà cho mình khỏe mạnh, bình an cũng lớn tuổi rồi vì ông bà là người nhân đức nguyện chết thay cho dân làng khi dịch bệnh ngày xưa [PL2, tr. 38].

60

Hay bà Trần Thị Linh (53 tuổi - ở Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang) nói:Ông bà đã hy sinh cho dân ởđây…đó cũng như là một công ơn của ông bà, mình tưởng nhớ thì mình tự nguyện đi, mình cũng noi gương theo ông bà để làm chuyện thiện, chuyện nghĩa” [PL2, tr. 38].

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn: yếu tố con người vẫn có tính quyết

định trong các hoạt động văn hóa theo tinh thần Nghị quyết TW 9 khóa XI (NQ 33) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ luôn được quan tâm đẩy mạnh. Không chỉ cơ cấu nhân sự trong cơ quan quản lý Nhà nước mà yếu tố con người trong các Ban tế tựđình, đền cũng khá quan trọng, theo ông Nguyễn Văn Hưu – Trưởng Ban tế tựđình Tân An (phường 11) chia sẽ:

Theo tôi muốn tổ chức lễ hội tốt thì yếu tố con người là quan trọng, có đông người cùng chung tay tham gia thì công việc được phân công rõ ràng sẽ tiến hành suông sẽ còn ít người muốn làm cũng làm không xong. Cho nên sắp tới chúng tôi đề xuất UBND phường kiện toàn lại cơ cấu nhân sự Ban tế tự ai không tha thiết làm nữa thì mời ra, khuyến khích các anh em trẻ tuổi, có trình

độ, nhiệt tình tham gia trên tinh thần tự nguyện đóng góp công sức vào việc chung của cộng đồng [PL2, tr. 27].

Chính vì vậy, ngoài việc thu hút các cán bộ chuyên môn tốt nghiệp đại học có chuyên môn trên lĩnh vực VHXH và DSVH về công tác tại Phòng VHTT, các xã/phường. UBND Thành phố còn chỉđạo, định hướng cán bộ tham gia các chương trình nâng cao trình độ quản lý, trình độ lý luận chính trị. Đồng thời, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về quản lý văn hóa, lễ hội cho cán bộ. Nhờ

vậy, trình độđội ngũ cán bộ nâng lên rõ rệt, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.

Công tác kiểm kê, xếp hạng Di tích LSVH và lễhội: Hàng năm, thành phố Cao Lãnh điều tổ chức kiểm kê và rà soát tất cả các di tích để đề nghị xếp hạng, những di tích nào hàng năm phải tổ chức lễ hội đều được quan tâm chỉđạo thực hiện. Qua

61

kiểm kê đểđề nghị trùng tu, tôn tạo các di tích xuống cấp. Căn cứ vào kết quả khảo sát, kiểm kê, Thành phốđã phối hợp với Sở VHTTDL, hoàn thiện hồ sơ khoa học

đề nghị xếp hạng di tích và các lễ hội như:

- DSVH phi vật thể: tính đến đầu năm 2016, thành phố Cao Lãnh có 1 lễ hội lịch sử cách mạng cấp tỉnh, 3 lễ hội cấp thành phố (1 lễ hội lịch sử cách mạng và 2 lễ hội truyền thống), và 7 lễ hội truyền thống cấp xã/phường. Bên cạnh đó Sở

VHTTDL kiểm kê, khảo sát nhận diện được 1 di sản đã báo cáo, trình Bộ VHTTDL và UBND tỉnh là Nghệ thuật trình diễn dân gian:01 di sản (chọi gà nghệ thuật, các xã, phường thuộc thành phố Cao Lãnh).

- DSVH vật thể: Tính đến đầu năm 2016, thành phố Cao Lãnh có tổng số 15 di tích (14 di tích cấp tỉnh, 1 di tích quốc gia).

Việc thực hiện công tác kiểm kê, xếp hạng DSVH ở thành phố Cao Lãnh được làm theo đúng trình tự quy định nhà nước, đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc chung tay gìn giữ các di tích, lễ hội truyền thống ởđịa phương. Các hồ sơđề nghị xếp hạng trước khi trình Bộ VHTTDL đều thông qua hội nghị 3 cấp (xã/phường, Thành phố và Tỉnh). Nhiều di tích sau khi xếp hạng đã được tập trung tôn tạo, sửa chữa, mở rộng tạo ra cảnh quan di tích khang trang, bề thế như:

đình Tân Tịch, đình Tân An, đền thờ ông bà Đỗ Công Tường… góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 67 - 71)