Ban tổ chức và các tiểu ban tổ chức lễ hộ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 57 - 59)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.2.2. Ban tổ chức và các tiểu ban tổ chức lễ hộ i

Ban tổ chức lễ hội của xã/phường ở thành phố Cao Lãnh được thành lập hàng năm, theo cơ cấu và thành phần được quy định tại Chương II, Điều 13 Quy chế tổ

chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin [10] và Chương II, Điều 16 Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [81]. Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội theo

đúng chương trình đã báo cáo hoặc xin phép, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tổ chức dịch vụăn nghỉ, vệ sinh chu đáo, bảo vệ tốt Di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu – chi trong lễ hội, đảm bảo đúng quy định, trang trọng, lành mạnh. Đồng thời, Ban tổ chức có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với chính quyền xã/phường và Phòng VHTT Thành phố sau khi kết thúc lễ hội.

Các Ban tổ chức lễ hội này được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND xã/phường và có cơ cấu như sau: Phó chủ tịch UBND xã/phường phụ trách khối VHXH làm trưởng ban; cán bộ VHTT, Trưởng ban tế tự hoặc Trưởng tiểu ban quản lý di tích làm phó ban; người uy tín, am hiểu di tích, đại diện các ngành, đoàn thể

48

thuộc phường, công an, tổ trưởng tổ dân phố nơi có lễ hội làm thành viên. Tuy nhiên, một số xã/phường như: xã Mỹ Tân cơ cấu nhân sự lại do Chủ tịch UBND phường làm trưởng ban; xã Tân Thuận Tây thì cơ cấu Chủ tịch MTTQ làm phó ban… Tác giả đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưu (62 tuổi) – Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội đình Tân An thì được biết:

Hàng năm tới kỳ tổ chức lễ hội có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và Ban tế tự thành lập Ban tổ chức lễ hội cơ cấu Phó chủ tịch phường làm trưởng Ban tổ chức, cán bộ văn hóa làm Phó ban, Trưởng ban tế tự làm Phó ban, có các cơ quan đoàn thể và cá nhân liên quan đến lễ hội làm thành viên, tiêu chuẩn chọn người vào Ban tế tự để tham gia tổ chức lễ hội cùng chính quyền địa phương là người uy tín, đạo đức được anh em trong ban

đồng thuận đề cử và được chính quyền chấp thuận [PL2, tr. 25].

Còn theo ông Phạm Văn Thuận (82 tuổi) – Trưởng ban quản lý đền thờ, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội cấp Thành phốởđền thờ ông bà Đỗ Công Tường thì:

Ban tổ chức lễ hội được thành lập gồm chính quyền Thành phố, các ban ngành và Ban quản lý đền thờ. Về các ban ngành phân công theo quy định, còn về

Ban quản lý đền thờđược chọn vào Ban tổ chức lễ hội theo tiêu chuẩn người lớn tuổi (thường khoảng 30 tuổi trở lên), có đạo đức, uy tín, am hiểu về di tích và nhiệt tình với sự phát triển của di tích được người dân tin tưởng bình chọn giao quản lý đền thờ và được chính quyền đồng ý [PL2, tr.28].

Ngoài ra, vào dịp kỷ niệm ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị trọng đại của Thành phố, tỉnh như: lễ hội xuân, lễ hội kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh; một số lễ

hội như: lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường (phường 2); lễ hội đền thờ Nguyễn Văn Linh (xã Mỹ Tân)…được tổ chức với quy mô cấp Thành phố nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá đến các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh về truyền thống LSVH và con người Cao Lãnh, Đồng Tháp. Do đó, UBND Thành phố đều ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội có cơ cấu: Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban; Trưởng Phòng VHTT làm Phó ban Thường trực; Chủ

49

tịch UBND xã/phường (nơi diễn ra lễ hội) làm Phó ban, Trưởng ban quản lý đền thờ

làm Phó ban và các thành viên là các phòng, ban, cơ quan đơn vị, Đoàn thanh niên, Công an, quân sự, y tế, điện lực, đài truyền thanh… của thành phố Cao Lãnh. Thông thường mỗi Ban tổ chức lễ hội có 10-15 người đối với lễ hội xã/phường và số lượng thành viên lễ hội cấp Thành phố thì đông hơn có sự phối hợp giữa các ngành chức năng. Ví dụ như lễ hội cấp Thành phố đền thờ ông bà Đỗ Công Tường rất nhiều Trưởng cơ quan đơn vị làm thành viên. Ban tổ chức có trách nhiệm điều hành, tổ chức các hoạt động lễ hội theo quy định, phát huy giá trị truyền thống của lễ hội đến với người dân, kịp thời báo các cấp quản lý những sự việc phát sinh và kết quả tổ chức lễ hội.

Dưới Ban tổ chức, căn cứ vào đặc điểm của mỗi địa phương, Ban tổ chức họp phân công các công việc và thành lập các Tiểu ban tổ chức lễ hội như: tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban điều hành, tiểu ban nghi lễ, tiểu ban hậu cần, tiểu ban vệ sinh, tiểu ban khánh tiết - lễ tân, tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự,… Mỗi tiểu ban, tùy vào từng công việc cụ thể có trung bình từ 5-7 người. Các tiểu ban này có nhiệm vụ

giúp Ban tổ chức điều hành công việc chuẩn bị cũng như tổ chức lễ hội, đồng thời báo cáo Ban tổ chức về việc tổ chức các nội dung trong chương trình, kế hoạch. Nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ phận thường trực và các tiểu ban do Trưởng ban phân công. Đối với các lễ hội cấp Thành phố thì số lượng thành lập các tiểu ban sẽ nhiều hơn và số lượng thành viên lên đến vài chục người thậm chí cả trăm người nhất là các khâu hậu cần, nấu nướng, vệ sinh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)