Nghĩa và giá trị lễ hội truyền thống trong xã hộ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.1.5. nghĩa và giá trị lễ hội truyền thống trong xã hộ i

Theo tác giả Nguyễn Xuân Hồng thì: Lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL là hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc từ Trung Bộđến Đông Nam Bộ và ĐBSCL là điểm dừng chân cuối cùng. Chính vì lẽ đó lễ hội có sắc thái của cùng đất phương Nam. Có thể nói lễ hội truyền thống hàm chứa đậm đặc nhất những đặc trưng của hệ giá trị văn hóa Việt trong quá trình bảo tồn và phát triển của truyền thống văn hóa, đó là: giá trị

khoan dung và truyền thống trọng nhân nghĩa [30, tr.149-150].

Trước hết, lễ hội đã tạo sự cấu kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng, thể

23

đồng. Nó hàm chứa một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa sâu xa, vừa lan tỏa bao trùm là sự thờ cúng các vị thánh thần. Hình ảnh thánh thần được xem là nơi hội tụ của những chuẩn mực, phẩm chất cao đẹp và thiêng liêng mà cả cộng đồng làng hướng tới. Lễ hội tập hợp mọi thành viên có chung một khát vọng sống, một niềm tin gắn bó thành một khối để biểu dương, minh chứng cho uy quyền của mình và cộng

đồng, mỗi thành viên bằng thái độ hưởng ứng và tinh thần tham dự đã bày tỏ tình cảm và trách nhiệm của mình với cộng đồng. Lễ hội cũng là nơi thu hút toàn bộ các hoạt động văn hóa – nghệ thuật – thể thao và các trò vui chơi của cộng đồng lãng xã. Do đó, vào những ngày lễ hội cũng là dịp để cả cộng đồng làng ấy từ già trẻ, trai gái, lớn bé, ai nấy cùng chung tay chia sẽ công việc với nhau làm những việc để tổ

chức lễ hội, cùng nhau hưởng thụ và vui chơi. Chính vì thế, lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cả cộng đồng và là “chất keo kết dính” tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Sự gắn kết cộng đồng này cũng chính là nhu cầu của cộng đồng trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá mà lễ hội là môi trường quan trọng tạo nên và nuôi dưỡng sức mạnh cộng đồng.

Thứ hai, lễ hội truyền thống đều hướng về cội nguồn. Từ cội rễ ban đầu là lễ hội nông nghiệp, lễ hội tưởng nhớ công ơn người có công dần dần lễ hội mang trong mình dòng chảy của các sự kiện lịch sử. Lễ hội ra đời và tồn tại liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của người Việt, là hình thức sinh hoạt văn hóa phổ biến của cộng

đồng. Lễ hội truyền thống vừa là hoạt động tín ngưỡng thờ cúng các vị thần thánh, các vị anh hùng dân tộc vừa là hoạt động vui chơi giải trí, là sinh hoạt văn hóa tinh thần lại cùng gắn bó trực tiếp với hoạt động sản xuất vật chất. Trong lễ hội, những hình ảnh về con người, lịch sử, văn hoá truyền thống được trở về, tìm lại và khẳng

định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá riêng của mỗi cộng đồng làng, đã giúp cho mỗi người dân hiểu rõ hơn, khắc đậm hơn vào tâm thức về cội nguồn gốc tích và truyền thống của quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp gặp gỡ giao lưu văn hoá với nhau, là dịp đểđánh giá những kết quả đã làm được của một hay nhiều năm trước để càng vui mừng và tự hào thêm về quê hương, đất nước, để càng thấy trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước, với nguồn cội của dân tộc mình.

24

Thứ ba, giá trị mà lễ hội mang lại giúp cân bằng đời sống tâm linh. Trong lễ

hội truyền thống, không thể không có nghi lễ thờ các vị cúng thần linh. Đây là yếu tố hàng đầu, là linh hồn, là nguồn cảm hứng xuyên suốt lễ hội. Lễ hội nào cũng gắn với việc thờ cúng một vị thần, một danh nhân văn hóa hay một anh hùng có đánh

đuổi giặc ngoại xâm, hi sinh bảo vệ cộng đồng hoặc khai hoang lập ấp. Nghi lễ thờ

cúng thần linh là bày tỏ lòng tôn kính đối với những công lao to lớn của họ, đồng thời cũng làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của người dân thông qua việc cầu học hành đỗđạt, cầu tài cầu lộc, cầu bình an... giúp họ an tâm hơn trong cuộc sống hiện tại.

Thứ tư, lễ hội truyền thống thể hiện sự sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của mỗi người dân, đồng thời thông qua lễ hội, những sáng tạo văn hoá ấy được bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau. Những ngày hội, mọi người dân được hóa thân, nhập cuộc, vừa tham gia sáng tạo, lại vừa hưởng thụ những phong tục, nghi lễ, những sinh hoạt văn hóa văn nghệ, nghệ thuật dân gian. Và mỗi lần, mỗi người dân, khi tham gia vào các nghi lễ, các trò chơi ngày hội, đã bảo lưu, làm giàu và phát huy những giá trị văn hoá đó trong môi trường lễ hội. Chính vì vậy, trải qua bao thế hệ

nhưng những giá trị văn hoá tiêu biểu như các chương trình nghi thức trong cúng tế

(nghinh sắc, tỉnh sanh, túc yết, đoàn cả...), các vật phẩm (xôi nếp, thịt heo, trà, rượu...) cách thức hành lễ (của chánh tế, bồi tế, chấp sự và học trò lễ...) và các trò chơi dân gian... cho đến nay vẫn được bảo tồn trong các lễ hội truyền thống ở vùng

đất Nam bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)