Phân loại lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 41 - 42)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.2.2. Phân loại lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh

Qua một số công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống đã được công bố, có thể thấy cách thức và quan điểm phân loại lễ hội các nhà nghiên cứu khác nhau, do mục đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận khác nhau, có tác giả tiếp cận góc độ dân tộc học (Lê Thị Nhâm Tuyết); có tác giả tiếp cận góc độ đồng đại và nhóm đối tượng tham dự (Huỳnh Quốc Thắng). Còn tác giả Nguyễn Xuân Hồng dựa vào đối tượng thờ tự, cơ sở thờ tự và các nghi lễ được cử hành thì phân lễ hội truyền thống thành hai loại: một là, lễ hội thờ cúng các vị nhân thần; hai là, lễ hội thờ cúng các vị nhiên thần [30, tr.75]. Đây là cách phân loại rất phù hợp với tính chất các loại hình lễ hội truyền thống của người Việt ởĐBSCL và cũng rất gần gũi với đề tài của tác giả, tài liệu cung cấp cơ sở quan trọng cho việc phân loại lễ hội ở thành phố Cao Lãnh để tiện cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý lễ hội. Tuy nhiên ở thành phố

Cao Lãnh chỉ có loại lễ hội nhóm thứ nhất, vậy tác giả tiếp tục phân loại hình thứ

32

cơ sở thờ tự là đình; lễ hội cúng những nhân vật lịch sử có công với dân, với địa phương tương ứng cơ sở thờ tự là đền để tiện cho việc nghiên cứu.

Lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh nhìn chung có những đặc trưng cơ

bản như lễ hội truyền thống của đình, đền làng Nam bộ. Lễ hội thường gồm các nghi thức chính như: Lễ thượng kỳ, Lễ mộc dục, Lễ thỉnh sắc (Nghinh sắc), Lễ tỉnh sanh, Lễ túc yết, Lễ đoàn cả, Lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Lễ hồi sắc… Trong các lễ hội thì mỗi lễ hội ở thành phố Cao Lãnh có nội dung, đặc điểm và thời gian tổ

chức khác nhau do có sự khác nhau về lịch sử hình thành di tích, phong tục, tập quán của mỗi địa phương, quy mô di tích và lễ hội, song các lễ hội truyền thống của

đình, đền ở thành phố Cao lãnh đều có chung một diễn trình cơ bản như trên. Tùy theo tập tục từng địa phương, trong lễ hội cúng đình, đền còn có một số lễ

sau đây cũng được thực hiện: lễ tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ - Chiến sĩ trận vong, lễ

Xã tắc, lễ Tiên sư, lễ Xây chầu (hay khai tràng có ý nghĩa khai thông thái cực; thường có xây chầu văn, xây chầu võ, hoặc bán văn - bán võ), lễ Đại bội (mang ý nghĩa sự biến hóa từ thái cực, đến lưỡng nghi, rồi tam tài, tứ tượng, bát quái, được thể hiện qua số lượng diễn viên trong tiết mục này), cúng thần nông, thổ địa, bạch hổ, ngũ hành, bà chúa xứ, tụng kinh cầu an và nhiều lễ khác nữa…

Ngoài ra, trong lễ hội truyền thống ở Cao Lãnh, còn có các hoạt động văn hoá văn nghệ như: hát bội, diễn kịch sân khấu hóa, đờn ca tài tử, trò chơi dân gian…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 41 - 42)