Sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 80 - 83)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.6.1. Sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức lễ hội

Như phần trên đã đề cập đến trong cơ chế quản lý lễ hội có sự tham gia của cộng đồng thì việc tổ chức lễ hội truyền thống có được thuận lợi hay không là nhờ

vào vai trò rất quan trọng của sự tham gia của cộng đồng nơi diễn ra lễ hội vào việc tổ

chức lễ hội truyền thống hàng năm. Sự tham gia tổ chức lễ hội của cộng đồng thể

hiện ở tất cả các khâu, các hoạt động. Có thể nói đây là một mô hình quản lý thuần túy do cộng đồng đảm trách rất thành công với mọi hoạt động lễ hội vận hành quy củ, hiệu quả, tạo được uy tín đối với chính quyền địa phương và khách hành hương.

Tiêu biểu nhất là các lễ hội cúng đình ở các xã/phường ở thành phố Cao Lãnh qua đi thực tế tác giả nhận thấy hầu hết các lễ hội điều có sự tham gia của các thành viên của cộng đồng một cách nhiệt tình, tự nguyện ngay từ những ngày trước khi diễn ra lễ hội những người đại diện sẽ họp bàn, phân công các công việc cần làm và từ những người này sẽ “rủ rê” thêm những người khác cùng tham gia một các vui vẻ, tự nguyện tạo nên hiệu ứng lan tỏa cả một vùng xung quanh di tích. Dễ dàng nhận thấy ở lễ hội truyền thống ai cũng có thể tham gia nếu có tinh thần không phân biệt già trẻ, trai gái, thành phần xã hội… Những bậc cao tuổi thì hướng dẫn các em, các cháu làm các công việc chuẩn bị cho đến chủ trì nghi lễ, các thanh niên trai tráng thì làm các công việc khuynh vác, leo trèo trang trí cho lễ hội, hỗ trợ các công việc nặng trong lễ hội; các bà, các chị thì cùng nhau đi chợ mua hoặc tiếp nhận các vật phẩm của mọi người mang lại hiến tặng để chuẩn bị thức cúng, chuẩn bị nấu ăn

để phục vụ người đi lễ hội... Các công việc trên hầu như không ai ra lệnh ai họ cùng nhau làm, ai thấy mình hỗ trợ khâu nào thì cứ làm và từđó có sự trao truyền giá trị

71

Theo ông thông tin Phạm Văn Thuận cung cấp: …Còn về chuyện ăn uống phục vụ khách mời, người dân và du khách tham quan năm qua có sự phối hợp với Cô Nguyễn Thị Tánh (chuyên nấu đồ chay) và tổ nấu ăn từ thiện của bệnh viện điều dưỡng Đồng Tháp, phục vụ các món chay; sữa đậu nành, trà

đường, đá chanh… với số lượng khách mời chính quyền các cấp và các đình miếu bạn trong và ngoài tỉnh khoảng 100 bàn, còn phục vụ người dân đến cúng viếng trong lễ hội năm vừa qua (năm 2015) lên tới khoảng 40.000- 50.000 lượt người tất cảđiều hoàn toàn miễn phí [PL2, tr. 29].

Còn bà Nguyễn Thị Bé (73 tuổi) vui mừng nói về lễ hội địa phương mình rằng: Thấy lễ hội tổ chức ngày càng tươm tất (tốt) từ khi sửa sang lại đình khang trang, rộng rãi đẹp như bây giờ thì hàng năm tổ chức cúng lớn có mời khách và các đình miếu nơi khác đến dự, rồi có nhiều lứa trẻ chịu nhiệt tình tham gia vào tổ chức lễ hội thấy công việc cũng nhanh chống, suông sẽ…[PL2, tr. 32-33].

Về nguồn kinh phí cũng do người dân đóng góp để tổ chức nếu còn dư chọn người uy tín giao cho giữ để tổ chức lần sau hay để trùng tu tôn tạo di tích, người không có tiền nhiều thì góp sức, góp gạo, buồn chuối cũng được… Qua trò chuyện với bà Trần Út Ráng người giữ tiền và phụ trách hậu cần đình Tân Tịch (phường 6) cho biết: “Những khoảng thu chi Cô điều đứng ra thanh toán ghi vào sổ thu chi rõ ràng không dám sai trái vì cho rằng bà con tin tưởng mình giao tiền mình giữ thu, chi làm không rõ ràng mất uy tín với bà con không ai tham gia với mình nữa và còn có khi bị thần thành quở phạt; kết thúc mỗi lần lễ hội hay trùng tu điều có báo cáo chính quyền địa phương để biết”.

Có đi tham dự lễ hội truyền thống mới thấy tính cộng cảm mạnh mẽ của cộng

đồng trong việc tổ chức lễ hội, họ xem đó là sự kiện chung của cả xóm làng. Đó là lễ hội cấp xã/phường còn lễ hội cấp Thành phố mặc dù có sự can thiệp của các ngành chức năng nhưng chỉ tham gia bàn bạc định hướng cùng Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội để hỗ trợ phối hợp trong khâu tổ chức chịu trách nhiệm chính là

72

Phòng VHTT Thành phố với các hoạt động lên kế hoạch, nội dung chương trình, dự

trù kinh phí hỗ trợ, văn nghệ, hoạt cảnh sân khấu hóa, giữ gìn an ninh trật tự… mục

đích chính là tuyên truyền, quảng bá về di tích và lễ hội để phục vụ nhu cầu tinh thần cho bà con trong và ngoài tỉnh đến viếng di tích và lễ hội. Riêng các khâu nghi lễ, nấu nướng phục vụ khách tham quan, tiếp nhận vật phẩm, tiếp nhận tiền công

đức… vẫn do sự tham gia tổ chức, điều hành hoạt động của cộng đồng là chủ yếu. Có cuộc trò chuyện ngắn với ông Võ Phan Thành Minh (Phó Chủ tịch UBND thành phố Cao Lãnh - Trưởng ban tổ chức lễ hội cấp Thành phố) trong dịp đi thực tế nghiên cứu ở lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường thì

được ông biết: Hàng năm, UBND Thành phố kết hợp với Ban quản lý đền thờ tổ chức lễ hội truyền thống tại đền thờ ông bà Đỗ Công Tường. Bên cạnh những hoạt động nghi lễ tưởng nhớ công đức ông bà, thì còn có một chuỗi hoạt động như sân khấu hóa cuộc đời ông bà tại không gian vườn quýt, cuộc thi sen hồng duyên dáng, trò chơi dân gian và ca múa nhạc tổng hợp. Hy vọng rằng lễ hội sẽ là điểm nhấn đến du khách tham quan, quảng bá du lịch tâm linh cũng như các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [PL2, tr. 38].

Có thể thấy đây là mô hình phù hợp hiện nay vừa không phá vỡ sự tham gia của cộng đồng – chủ thể chính của lễ hội truyền thống trong khâu tham gia tổ chức,

điều hành các hoạt động đồng thời cũng có sự hỗ trợđịnh hướng của chính quyền và các ngành chức năng khi tổ chức để kịp thời giải quyết những sự cố hay khó khăn trong tổ chức lễ hội của cộng đồng. Nếu xét về sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức lễ hội truyền thống sẽđược trân trọng và phát huy hơn các loại hình lễ

hội khác trên địa bàn. Ví dụ như lễ hội kỷ niệm ngày mất thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (lễ hội lịch sử cách mạng) ở khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Phường 4 (được xếp hạng Di tích cấp quốc gia) thì do UBND Tỉnh đứng ra tổ chức toàn bộ chương trình, kế hoạch phân công hoạt động điều do các ngành chức năng hoặc cơ quan chuyên môn phụ trách mà ít có sự tham gia của cộng đồng từđó người dân chỉ đến xem rồi về mà không có sự tham gia làm cho ý nghĩa và sức ảnh hưởng đến cộng

73

đồng giảm đi, người dân và du khách đến dự có thể đông nhưng chủ yếu là do mời hoặc cơ quan cử đi, nên nhớ di tích và lễ giỗ cụ Phó bảng ngày xưa do chính tay người dân địa phương bảo vệ và tổ chức, ngày nay người dân dần bị tách ra khỏi các hoạt động tổ chức lễ hội đây là việc cần nghiên cứu lại để phát huy vai trò của cộng đồng người dân địa phương hơn trong tổ chức lễ hội nói chung và lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh.

Từđó có thể thấy rằng sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức lễ hội truyền thống có những ưu điểm giúp bảo lưu rất tốt các yếu tố truyền thống, các giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân thực sự là chủ nhân của lễ hội, có ý thức trân trọng DSVH của mình. Trong các hoạt động lễ hội thường không có sự

dàn dựng hay can thiệp của các nhà chuyên môn, các diễn viên chuyên nghiệp, không có sự sân khấu hóa. Nhờđó, trong lễ hội cũng ít có các vấn đề nổi cộm về an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, các tệ nạn xã hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)