Đào tạo nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 113)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.3.3. Đào tạo nguồn nhân lự c

Trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý lễ hội phải trang bị cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế kỹ lưỡng, đáp ứng

được nhu cầu cấp bách của xã hội. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh hiện nay cần trang bị những kiến thức về

hệ thống lý luận và thực tiễn lịch sử hình thành, phát triển văn hóa của địa phương, của dân tộc Việt Nam. Các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, nhu cầu văn hóa tâm linh; vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa, của lễ hội truyền thống. Các giá trị văn hóa của di tích lịch sử và lễ hội truyền thống, phân tích các đặc trưng của lễ hội trong từng thể loại lễ hội, xu hướng tích cực và tiêu cực của lễ hội truyền thống, trong đời sống xã hội đương đại. Đến chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta hiện nay về sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Cần phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng xã hội mới, để kịp thời xây dựng mô hình quản lý cho phù hợp hơn, đủ điều kiện đáp ứng công tác quản lý di tích và phục vụ các mùa lễ hội tiếp theo. Các cán bộ cũ cần được tạo điều kiện đi học để nâng cao trình độ, trong công tác quản lý văn hóa - lễ hội, bắt nhịp kịp với xu hướng phát triển của xã hội. Các cán bộ mới nếu được tuyển dụng trong thời gian tới, cần lựa chọn người có đức, có tài, có tâm, đúng chuyên môn dự tuyển, để

có khả năng đáp ứng yêu cầu mới đặt ra của từng vị trí. Ưu tiên cán bộ có trình độ

ngoại ngữ, để có thể luân chuyển phục vụ công việc hướng dẫn viên trong mùa lễ

hội việc này sẽ gắn với phục vụđề án phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp. Không ngừng khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức các cấp từ

104

Ngoài chếđộđược hưởng lương từ ngân sách của Nhà nước cần có chính sách

ưu đãi, bồi dưỡng cho những người tham gia vào Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ

hội, những người có trách nhiệm trong việc quản lý lễ hội, hay những người tham gia phục vụ trực tiếp ở lễ hội. Song song với việc đãi ngộ về vật chất, cần tạo điều kiện cho cán bộ quản lý lễ hội được tham gia vào các lớp bồi dưỡng, để nâng cao hiểu biết và nghiệp vụ. Đồng thời, có những hình thức khen thưởng kịp thời cho những người làm tốt công tác văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng, nhằm kích thích lòng nhiệt tình, yêu nghề và phát huy tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc.

Cán bộ làm công tác quản lý văn hóa ở thành phố Cao Lãnh cần đặc biệt chú trọng phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng trong tổ chức lễ hội. Người dân phải

được tham gia, được trao quyền vào các quá trình tổ chức lễ hội để duy trì, bảo tồn di sản, khôi phục các lễ nghi, các sinh hoạt văn hóa truyền thống, đảm bảo tính nguyên vẹn của lễ hội ngày càng hiệu quả hơn. Hơn nữa, phải có chính sách xã hội hóa văn hóa, để khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp của địa phương trong việc tham gia tổ chức lễ hội, trùng tu tôn tạo di tích. Gắn quyền lợi với trách nhiệm của họ, phát huy vai trò giám sát của họ, để mọi công tác tổ chức, quản lý văn hóa ngày càng hoàn thiện.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ cần nghiên cứu tăng thêm số lượng chỉ

tiêu về cán bộ làm công tác tác văn hóa ở các Sở VHTTDL, Phòng VHTT vì lĩnh vực văn hóa ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung rất nhiều vấn đề cần phải quản lý mà số lượng hiện nay rất hạn chế, thậm chí còn tinh giảm biên chế. Con người là chủ thể quan trọng trong quản lý nhưng có giới hạn nhất định, nếu không cân đối giữa con người và công việc thì quản lý văn hóa sẽ không hiệu quả.

3.2.3.4. Đầu tư tài chính cho lễ hội truyền thống

Giải pháp đầu tư tài chính được xem là quan trọng nhất cho việc bảo tồn, phát triển giá trị di tích, lễ hội. Để làm tốt việc này, các di tích, lễ hội phải tranh thủđược nguồn ngân sách từ phía Nhà nước và nguồn kinh phí xã hội hóa từ đóng góp của

105

các tổ chức xã hội, các doang nghiệp và người dân.

Việc đầu tư tài chính cho các lễ hội truyền thống được coi như là chính sách

được đề cao trong giai đoạn hiện nay, nhằm tôn vinh truyền thống dân tộc, các anh hùng lịch sử. Việc khai thác, phát huy tinh thần tự nguyện của cộng đồng tham gia lễ hội, cần có chính sách quan tâm hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước ở các cấp,

để tổ chức lễ hội có nhiều giá trị văn hoá đặc sắc, có khả năng thu hút khách du lịch, mang lại lợi ích cho địa phương. Tạo ra những nhu cầu cho người dân theo định hướng của Nhà nước, hạn chế những nhu cầu mà Nhà nước cho là tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá nói chung. Bảo vệ cơ sở vật chất cho lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn hoạt động lễ hội với phát triển du lịch và dịch vụ. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, khảo sát thực tế để có những biện pháp

điều tiết về kinh phí từ những di tích, lễ hội có nguồn thu lớn, thường xuyên đối với những di tích, lễ hội có nguồn thu kém hoặc không có nguồn thu nhằm tạo sự hoài hòa phát triển bền vững hơn cho các di tích, lễ hội truyền thống của các địa phương ở thành phố Cao Lãnh cũng như toàn tỉnh Đồng Tháp.

Trên phương diện DSVH của các bậc tiền nhân để lại cho thành phố Cao Lãnh, chúng ta phải quản lý lễ hội truyền thống ởđịa phương mình, để nó đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phục vụ nhiều mục đích, nhiều nguyện vọng khác nhau, chứ không đơn thuần phục vụ cho mục đích văn hóa. Đặc biệt, phải dung hòa mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, qua hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống tránh

để xảy ra những bất cập phát sinh gây mất đoàn kết trong cộng đồng hay việc giảm lòng tin của người dân đối với cán bộ quản lý, đi ngược lại ý nghĩ tốt đẹp của lễ hội. Trên cơ sở nhu cầu tham gia lễ hội của người dân, sẽ tạo ra nguồn lực về tài chính và nhân lực. Vì vậy, chúng ta phải biết tận dụng các nguồn lực này, bằng các chính sách xã hội hóa văn hóa thích hợp, để huy động sức người, sức của trong dân, trong việc tổ

chức, quản lý và giám sát các hoạt động tổ chức lễ hội, để giá trị DSVH, lễ hội truyền thống các địa phương ở Cao Lãnh ngày càng phát triển lành mạnh và bền vững.

106

truyền thống ở thành phố Cao Lãnh hiện nay cần được đẩy mạnh, thực hiện tốt hơn nữa. Cần thu hút được sự tham gia đầu tư, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các cá nhân, tổ chức kinh tế - chính trị xã hội. Song song đó vẫn là động viên mọi tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động sáng tạo và truyền tải các sản phẩm văn hóa địa phương, hướng dẫn khách tham quan đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông...

3.2.4. Gii pháp phát huy vai trò ca cng đồng trong vic t chc và qun lý l hi truyn thng lý l hi truyn thng

Không chỉ trong quá khứ mà ở hiện tại, cộng đồng luôn giữ vai trò là chủ thể

của các lễ hội truyền thống, hiện nay những người làm công tác trên lĩnh vực văn hóa đều đã nhận thức chung là bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, là trách nhiệm trước hết của cộng đồng. Các công ước của thế giới về DSVH vật thể và phi vật thể,

đều khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của cộng đồng, khuyến nghị các quốc gia phải phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc quản lý các di sản văn hóa, tài sản chung của các dân tộc. Nói về phát huy tính tích cực của cộng đồng/xã hội hóa trong hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội tác giả Nguyễn Xuân Hồng viết:

Làng xã là nơi diễn ra các quan hệ ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống, nên sự liên kết, tính tự quản của các các nhân trong cồng đồng sinh động hơn quan hệ mang tính hành chính. Trong thực tế nhiều địa phương đã phát huy được sức mạnh của cộng đồng bằng biện pháp “tự quản” (tự thu – chi, tự kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của mình), thậm chí xây dựng thành quy ước được nhân dân tự nguyện thực hiện. Quy

ước này có thể xem là một nguyên tắc “đồng thuận”, phát huy tốt nhất tính tích cực/xã hội hóa của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc bảo tồn - phát huy lễ hội truyền thống hiện nay [30, tr.185-186].

Từ ý kiến trên, ta thấy nhận thức được vai trò của cộng đồng là quan trọng, là quyết định, nhưng ở mỗi nơi, đối tượng cộng đồng, trình độ, năng lực của cộng đồng rất khác nhau, cơ chế vận hành cộng đồng cũng không giống nhau. Vì

107

vậy, cần tiếp tục xây dựng cho được cơ chế và chính sách, đểđảm bảo cho cộng

đồng thực sự làm chủ di sản của mình. Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia sáng tạo trong phương thức quản lý, tổ chức lễ

hội truyền thống. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát và tố giác của người dân trong việc thực hiện các dự án bảo tồn DSVH và quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phương.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy DSVH là một lĩnh vực chuyên biệt, với phương thức rất linh hoạt và có nhiều quan niệm, cũng như phương pháp tiếp cận mới. Chính vì thế, muốn cộng đồng là chủ di sản một cách lành mạnh, đúng hướng thì họ phải dựa trên nền tảng được cung cấp đầy đủ thông tin về kinh nghiệm, trong việc bảo vệ di sản và được tiếp cận với những quan niệm mới về bảo tồn di sản, để

từ đó đưa ra những quyết định bảo tồn đúng đắn. Cho nên phải tăng cường nhận thức của người dân địa phương về Luật DSVH, tuyên truyền nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quản lý, tổ chức lễ

hội. Vậy, muốn quản lý tốt các hoạt động văn hoá trong lễ hội truyền thống, thì sự

tôn trọng cộng đồng là cần thiết. Để thực hiện điều đó, các cơ quan quản lý văn hoá cần xây dựng các chương trình giáo dục DSVH cho cộng đồng, phối hợp với cơ

quan truyền thông đại chúng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giúp người dân hiểu đúng giá trị văn hoá, hướng tới những mục tiêu, hành vi đúng đắn trong các hoạt động lễ hội và lên án những hành vi xâm phạm di tích, sai trái không

đúng chuẩn mực trong lễ hội truyền thống.

Cần khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng trong quản lý di tích và lễ

hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh, trong đó nhấn mạnh vai trò của người cao tuổi - người có uy tín trong xã hội, người có hiểu biết và nhiệt tình với di tích trong công tác vận động người dân, các tổ chức doanh nghiệp, các đoàn thể trong hệ

thống chính trị thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy DSVH

địa phương, giảm sức ép nguồn ngân sách Nhà nước dành cho di sản, để dùng ngân sách ngày thực hiện các công trình phúc lợi khác ởđịa phương.

108

Song song đó, điều quan trọng nhất, là xây dựng được các quy chế quản lý và tổ chức lễ hội, vận hành lễ hội theo mô hình quản lý phù hợp với từng địa phương và từng lễ hội. Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng, với sự trợ giúp của Nhà nước đang được áp dụng ở thành phố Cao Lãnh nhất là các lễ hội cấp Thành phố như: lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường và lễ giỗ Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh... Vấn đềởđây là làm thế nào tạo được mối quan hệ hài hoà giữa nhà nước và cộng đồng, trong việc tổ chức và quản lý các lễ hội, để có thể phát huy tốt nhất vai trò chủ thể của cộng đồng, mà vẫn không bỏ qua các qui định của Nhà nước, nhưng vẫn tăng được tính dân gian. Từ thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng, với sự trợ giúp của Nhà nước là mô hình hiệu quả có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, với cộng đồng cư dân địa phương. Giúp họ hiểu được vai trò là chủ thể văn hoá thực sự trong hoạt động lễ hội thì hạn chế được những mặt tiêu cực nảy sinh trong các lễ hội. Tuy nhiên, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay cho dân, ngay cả trong các nghi thức thiêng liêng trong ngày khai hội. Bởi mục tiêu chính yếu của các lễ hội là bảo tồn và tôn vinh các giá trị tiêu biểu trong lễ hội truyền thống, nhằm phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tâm linh của cộng đồng cư dân địa phương. Thế nhưng, vai trò quản lý của Nhà nước rất quan trọng, đặc biệt là ở những lễ hội truyền thống ở

thành phố Cao Lãnh ngày càng biến đổi và mở rộng quy mô, chỉ riêng cộng đồng thì công tác quản lý tổ chức sẽ không suông sẽ được.

Xét cho cùng việc tổ chức, quản lý lễ hội là xuất phát từ nhu cầu hưởng thụ

văn hóa, nhu cầu mong muốn tham dự lễ hội của nhân dân. Vì vậy, vai trò của người dân trong mọi quá trình tổ chức, trong quản lý lễ hội là hết sức quan trọng. Do vậy, việc quản lý lễ hội không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lý, mà còn là của người dân địa phương và thậm chí của cả du khách. Quyết định sự tồn tại, phát triển của lễ hội ra sao, theo hướng nào là nhân dân, chứ không phải nhà quản lý. Chính vì lẽđó, chỉ khi vai trò của nhân dân được đặt lên hàng đầu, kết hợp với nhận thức của họ trong việc giữ gìn, bảo tồn các giá trị di sản cho chính mình, cho thế hệ tương lai tăng lên và sẽ khiến cho công việc quản lý lễ hội trở nên dễ dàng hơn.

109

Tóm lại, DSVH là tài sản chung của dân tộc vì vậy quản lý lễ hội truyền thống không chỉ là trách nhiệm của Ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm của các, cấp các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế kinh nghiệm nhiều nơi cho thấy khi giao di tích, lễ hội cho cộng đồng thì di tích tích và lễ hội hội ấy ngày càng phát huy giá trị trong đời sống đương đại. Chính vì vậy, phải đưa đại diện người dân địa phương vào trong các Ban quản lý di tích, Ban tổ

chức lễ hội, lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của họ, để công việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống được thuận tiện hơn. Đồng thời Nhà nước cũng phải

định hướng không giao khoán cho dân; kịp thời biểu dương cá nhân, tập thể có thành tích trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di tích và quản lý, tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 113)