Những ưu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 85 - 90)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Những ưu điểm

Lễ hội truyền thống luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở, công tác quản lý lễ hội truyền thống ở

thành phố Cao Lãnh ngày càng đi vào nề nếp. Bám sát sự chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố đã chỉ đạo Phòng VHTT cụ thể hoá các quy trình trong Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001, các thông tư nghị định của Chính phủ, Bộ

VHTTDL về văn hóa, lễ hội để tổ chức quán triệt, hướng dẫn các ngành, các xã/phường trên địa bàn thực hiện.

Nhờ thực hiện tốt việc trên mà công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở thành phố

Cao Lãnh được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, bài bản từ Thành phố đến cơ sở. Bộ máy tổ chức bao gồm Ban quản lý di tích, Tiểu ban quản lý di tích; Ban

76

tổ chức lễ hội và các Tiểu ban tổ chức lễ hội… được thành lập và thường xuyên kiện toàn qua các năm đã hoạt động hiệu quả, trợ giúp đắc lực cho công tác tổ chức và vận hành lễ hội. Ban Tổ chức các lễ hội đã cơ bản điều hành theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra, đúng quy định pháp luật, quy chế tổ chức lễ hội và đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo không khí trang nghiêm, trọng thể trong phần lễ và vui tươi, lành mạnh trong phần hội. Việc phân công nhiệm vụ trong Ban tổ chức được thực hiện một cách cụ thể trên tinh thần rõ người, rõ việc, đã đạt được hiệu quả giảm sự

chồng chéo, lộn xộn.

Song với đó là công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội, công tác tuyên truyền ý nghĩa, lịch sử của lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh được quan tâm thực hiện. Phòng VHTT là cơ quan thường trực,

đã tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, đã kịp thời chuyển tải thông tin, làm chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của mỗi người dân và khách thập phương tham gia lễ hội chấp hành nội quy, quy chế lễ hội, ý thức giữ tôn nghiêm nơi thờ tự, việc giao tiếp ứng xử văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường… Đồng thời, thông qua tuyên truyền, đã giới thiệu các giá trị

của lễ hội truyền thống của thành phố Cao Lãnh đã góp phần quảng bá hình ảnh tiềm năng văn hoá, du lịch của “Thủ phủ đất sen hồng” đến du khách trong và ngoài tỉnh, từđó thu hút đông đảo du khách về tham dự lễ hội, làm tăng nguồn thu phát triển kinh tế xã hội cho địa phương.

Một số Di tích LSVH được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo khang trang, rộng rãi tạo cảnh quan đẹp cho di tích, tiêu biểu nhất là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, riêng đền thờ Tam Vịđại Thần cũng được UBND Thành phố lên dự án trùng tu mở

rộng quy mô để phục vụ nhu cầu tham quan của người dân… Bên cạnh đó, một số

lễ hội tiêu biểu cũng được nâng tầm hơn so với trước đây, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương. Đặc biệt, là lễ hội ông bà Đỗ Công Tường đã được tổ

chức nâng tầm quy mô hơn trước hướng phát triển để được công nhận là lễ hội cấp tỉnh. Đây là một giải pháp nhằm phát huy giá trị DSVH, góp phần thúc đẩy phát

77

triển kinh tế - du lịch, đồng thời quảng bá về hình ảnh con người và văn hoá truyền thống của thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Việc kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng DSVH vật thể (di tích) và phi vật thể (lễ hội)

được Thành phố triển khai thực hiện bài bản, đúng quy trình tính đến nay có 15 di tích trên địa bàn được công nhận, trong đó có 1 Di tích LSVH tích cấp quốc gia. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể được quan tâm, các lễ hội truyền thống được gìn giữ và tổ chức thường xuyên với nhiều nghi thức, trò diễn cổ,

độc đáo được bảo tồn và phục dựng. Để đảm bảo việc phục dựng lễ hội truyền thống, phục dựng những nghi thức, trò diễn phải dựa trên căn cứ khoa học, lãnh đạo Thành phốđã chỉđạo ngành VHTT quan tâm đến việc sưu tầm, nghiên cứu, tổ chức các hội thảo khoa học để lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn. Trong đó quan tâm sưu tầm tư liệu và phục dựng trò chơi dân gian đá gà nghệ thuật

ở các xã/phường làm cơ sởđề nghị Bộ VHTTDL công nhận là DSVH phi vật thể, phát triển các Câu lạc bộ đờn ca tài tử... đã làm cho lễ hội truyền thống thêm phần phong phú về hình thức hoạt động, đa dạng về nội dung phù hợp với nhu cầu vui chơi giải trí, thưởng thức văn hóa, văn nghệ dân gian của người dân. Có thể nói, hoạt động lễ hội trong những năm gần đây ở thành phố Cao Lãnh cho thấy các lễ

hội truyền thống đã phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của văn hoá cội nguồn

để phát triển du lịch, dịch vụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh và giải trí của đồng bào địa phương cũng như khách thập phương trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội truyền thống được tổ chức, được phục hồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và tôn tạo các Di tích LSVH trên địa bàn Thành phố. Thực tế

cho thấy, Di tích LSVH là không gian để tổ chức lễ hội và là lý do để lễ hội tồn tại và ngược lại; nếu xem di tích là thể xác thì lễ hội chính là linh hồn tạo nên sự sống cho di tích. Trong thời gian qua, Thành phố đã đầu tư tôn tạo, tu bổ nhiều Di tích LSVH có sự chung tay của người dân và nguồn xã hội hóa theo thông tin từ Ban quản lý các di tích thì kinh phí trùng tu đền thờ ông bà Đỗ Công Tường 12 tỷđồng,

78

Cùng với đó, công tác sưu tầm, nghiên cứu khoa học được quan tâm đã góp phần tìm ra cho công tác quản lý lễ hội khoa học, phù hợp với từng địa bàn cụ thể, công tác tổ chức lễ hội được lành mạnh, văn minh. Những nhà nghiên cứu, các giảng viên trường Đại học Đồng Tháp tham gia công tác nghiên cứu khoa học về di tích và lễ hội trên địa bàn thành phố đóng góp nhiều công trình khoa học để khai thác giá trị các di tích. UBND Thành phố cũng phối hợp với Bảo tàng Đồng Tháp, Sở VHTTDL Đồng Tháp nghiên cứu lập các hồ sơ lưu trữ và công nhận các Di tích LSVH. Nhiều tư liệu được in ấn và phát hành như: cuốn Di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Đồng Tháp; Lịch sử cách mạng thị xã Cao Lãnh; Ông bà chủ chợ và thành phố Cao Lãnh, các ấn phẩm tờ gấp… đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, góp phần giáo dục truyền thống về

lịch sử, văn hoá đến người dân địa phương; nâng cao ý thức trách nhiệm của họ tự

nguyện tham gia tích cực việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của di tích và lễ hội. Đồng thời, đây cũng là kho tư liệu quý giúp cho các nhà nghiên cứu, sinh viên học sinh, các nhà quản lý ngành VHTT đi sâu khai thác để

tìm biện pháp hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trong đó tiêu biểu là lễ hội truyền thống.

Do đa số các thành viên trong Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội là những người có đạo đức, có uy tính được người dân và chính quyền đồng thuận giao các trọng trách liên quan đến di tích, lễ hội trong đó có tài chính. Nên công tác quản lý nguồn tài chính thu – chi trong tổ chức lễ hội được thực hiện bài bản, chặt chẽ; sử

dụng đúng mục đích, đúng quy định và hiệu quả, đến nay chưa để xảy ra hiện tượng tiêu cực, lãng phí, không minh bạch trong thu, chi nguồn tài chính xã hội hóa, công

đức từ nhân dân và khách thập phương. Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho tổ chức lễ hội hàng năm, đều được thực hiện thanh quyết toán theo quy định nhà nước hiện hành.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội đạt hiệu quả trên các mặt: quản lý tốt các hoạt động dịch vụ; công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm

79

cháy nổđược thực hiện dần hoàn thiện qua các năm, không để xảy ra tình trạng mất an ninh trước, trong và sau tổ chức lễ hội; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường và quản lý chặt chẽ hơn, do đó các hiện tượng tiêu cực đã giảm xuống đáng kể

so với những năm trước, các hành vi vi phạm trong lễ hội đã kịp thời được phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.… đã góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh tại khu vực lễ hội, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành tốt các quy định của nhà nước về quản lý lễ hội.

Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và tổ chức lễ hội được chính quyền các cấp tôn trọng phát huy. Từ đó nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của người dân địa phương để họ thật sự là chủ thể của lễ hội truyền thống, tạo nên môi trường an lành nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống qua thời gian. Chính nhờ vận dụng tốt mô hình này trong quản lý và tổ chức lễ hội đã tác động đến công tác xã hội hoá huy động các nguồn lực tham gia vào tổ chức, quản lý lễ hội

được đẩy mạnh và thực hiện tốt, đặc biệt là ở một số lễ hội có quy mô cấp Thành phố. Đã thu hút được nhiều nhà đầu tư (hầu hết các lễ hội trên địa bàn điều có sự

tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh), sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - chính trị xã hội, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động lễ hội; tự nguyện tham gia làm tốt công tác

đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông…có hình thức tri ân, tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp, các tập thể, cá nhân trong công tác tham gia quản lý và lễ

hội trên địa bàn Thành phố.

Có thể nói rằng, công tác quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực dần hoàn thiện và đi vào nề

nếp, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH được thực hiện đồng bộ, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng và tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thông qua việc tổ chức lễ hội truyền thống đã tạo mội trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, phát huy vai trò chủ thể của người dân, củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống LSVH, đạo lý “uống nước nhớ

80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 85 - 90)