Tiếp tục thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, giữ gìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 111 - 113)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.3.2. Tiếp tục thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, giữ gìn

gian văn hóa của lễ hội

Thực hiện triệt để các hình thức bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các Di tích LSVH. Thành phố tiếp tục chỉđạo Phòng VHTT có kế hoạch chủđộng phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường, Quản lý đô thị, Tài chính Kế hoạch, Thanh tra xây dựng, Ban quản lý dự án, Trung tâm phát triển quỹđất và UBND các xã/phường tiến hành khảo sát kỹ hiện trạng xuống cấp, những di tích bị lấn chiếm, nêu rõ nguyên nhân. Căn cứ kết quả khảo sát, bám sát qui hoạch chung của tỉnh Đồng Tháp, tham mưu Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố xây dựng lộ trình, đưa vào nghị quyết và phương án giải quyết.

Tiếp tục kiện toàn và nâng cao trách nhiệm Ban quản lý di tích, người trong nôm trực tiếp di tích, không khoán trắng công tác bảo vệ di tích cho các cá nhân. Phòng VHTT xây dựng kế hoạch trình UBND Thành phố bố trí kinh phí tổ chức tập huấn về bảo tồn di tích, quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống đến các cán bộ

xã/phường có liên quan và người trực tiếp trong nom di tích.

Đồng thời để tạo giá trị tiềm lực cho các di tích và lễ hội truyền thống thì cần phải

đẩy mạnh hoạt động sư tầm, nghiên cứu khoa học ở các cấp, các ngành, trên nhiều lĩnh lực đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên ngành Quản lý văn hóa, Việt Nam học, Lịch sử…của trường Đại học Đồng Tháp được nghiên cứu thực tế, với sự

nhạy bén năng động và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ sẽ là lực lượng giữ gìn và quảng bá hữu hiệu cho các di tích và lễ hội truyền thống. Những kết quả

hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉđem lại những hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về các DSVH trong những thời gian không gian nhất định, trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên và xã hội mà còn giúp chúng ta có được cơ sở lý luận và thực tiễn để bảo tồn di tích, lựa chọn giải pháp quản lý di tích và lễ hội truyền thống ngày càng hiệu quả.

Cần tiếp tục xây dựng kế hoạch đầu tư tài chính theo ngân sách được duyệt, đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án trùng tu, tôn tạo Di tích LSVH trên địa bàn Thành phố

102

Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa công tác tu bổ nhưng đảm bảo sự quản lý, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của thành phố Cao Lãnh. Việc tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn xã hội hóa phải báo cáo Thành phố, Tỉnh theo quy định của Nhà nước.

Việc tu bổ, tôn tạo các Di tích LSVH, nên bố trí thiết kế vườn hoa, cây xanh, quy hoạch chi tiết, hợp lý các khu vui chơi, khu kinh doanh dịch vụ phù hợp với không gian của di tích, nhằm tạo vẻ mỹ quan cho di tích nhưng tránh không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khi diễn ra lễ hội truyền thống.

Các xã/phường đại phương cần có kế hoạch phối hợp với các Phòng, Ban chức năng Thành phố khảo sát các di tích và báo cáo UBND Thành phố phương án giải quyết tình trạng vi phạm, lấn chiếm di tích trên địa bàn xã/phường. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia giải quyết. Đề xuất với Thành phố về chủ

trương tu bổ di tích và huy động nguồn ngân sách xã/phường, các nguồn kinh phí xã hội hóa để tham gia tu bổ di tích, bảo tồn DSVH địa phương. Thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh đến mọi tầng lớp nhân dân về những trường hợp vi phạm di tích và các qui hoạch di tích; động viên, khuyến khích các hộ dân tự nguyện di chuyển trả lại cảnh quan, vẻ đẹp di tích. Đồng thời thường xuyên tiến hành việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn những vi phạm mới phát sinh. Hoàn thành việc triển khai cắm mốc giới cho các di tích hoặc mở rộng khu vực bảo vệ của di tích đi

đôi với việc giải quyết các trường hợp vi phạm, lấn chiếm di tích. Có bản đồ chi tiết phạm vi của di tích, có bản vẽ phối cảnh di tích và các công trình xung quanh để tiện cho việc giải quyết khi có vi phạm. Đối với các di tích đang đề nghị xếp hạng, UBND thành phố Cao Lãnh cũng cần có văn bản gửi các xã/phường địa phương làm cơ sở

pháp lý cho việc giải tỏa, chờ xếp hạng.

Để quy hoạch bảo tồn lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh, cần phải tiến hành tổng thể nghiên cứu kiểm kê, rà soát trong quá trình diễn ra lễ hội. Trên cơ sởđó tính toán các nguồn lực, năng lực quản lý và điều hành hoạt động của chính quyền địa phương sở tại. Đánh giá lại các giá trị di sản văn hóa được lưu giữđể bảo tồn, phát

103

huy. Phải bảo đảm được không gian tổ chức lễ hội, bao gồm: diện tích đất đai dành cho di tích, diện tích đất phục vụ các hoạt động hội hè, hàng quán, bến bãi,… Việc bố

trí đất đai cho hoạt động lễ hội phải tuân thủ các quy định của luật di sản, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường,… đểđảm bảo hài hòa với quy hoạch tổng thể chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)