Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 55 - 57)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.2.1. Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa

Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường được thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố. Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của UBND xã/phường, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trên lĩnh vực quản lý Di tích LSVH và lễ hội truyền thống của Phòng VHTT Thành phố. Ban quản lý di tích các xã/phường có nhiệm vụ tham mưu UBND các xã/phường thực hiện các nhiệm vụ:

- Quản lý Nhà nước về di sản theo Luật DSVH năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009 [42]; Quyết định 1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị

lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Chỉ thị số 251/2012/CT- BVHTT ngày 04/12/2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội, thực hiện Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp

46

về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [81], Quyết định 18/2013/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [83].

- Tham mưu UBND xã/phường ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức lễ

hội truyền thống trên địa bàn.

- Bảo vệ và phát huy giá trị các Di tích LSVH và lễ hội trên địa bàn.

- Tuyên truyền về Di tích LSVH và lễ hội trên địa bàn xã/phường và vận động xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

- Phối hợp với Phòng VHTT Thành phố, Bảo tàng, Hội sử học và các cơ quan chuyên môn cấp trên tiến hành tổ chức các hội nghị khoa học, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật, hình ảnh để trưng bày giới thiệu phục vụ khách thập phương đến tham quan lễ hội, đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống.

Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường có thành phần như sau: Chủ tịch UBND xã/phường làm Trưởng Ban; Phó Ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường phụ

trách khối VHXH và Chủ tịch UBMTTQ xã/phường; Cán bộ VHTT xã/phường làm uỷ viên thường trực và thành viên gồm đại diện các tổ chức đoàn thể như: Hội cựu chiến binh, Tổ trưởng dân phố, đại diện nhân dân là những người có trình độ hiểu biết về di tích và có uy tín, tâm huyết trong việc bảo vệ di tích, những người hiện

đang trông nom, quản lý di tích.

Dưới Ban Quản lý di tích xã/phường, UBND các xã/phường thường thành lập Tiểu Ban quản lý theo từng di tích (ởđịa phương thường gọi là Ban quản lý đền thờ, Ban quản lý đình, Ban tế tự). Thành phần của Tiểu Ban được quy định là tổ trưởng tổ dân phố nơi có di tích làm trưởng ban; phó ban là thủ nhang (ông Từ); thành viên là tổ trưởng các tổ dân phố, các chi hội, đoàn thể, những người có uy tín trong dân cư địa phương… Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố thực hiện chủ yếu lựa chọn người có đạo đức tốt, uy tín trong nhân dân, người có am hiểu và có tâm huyết với

47

di tích bầu làm Trưởng ban như: Trưởng Ban quản lý đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – phường 2 (ông PhạmVăn Thuận - người có uy tín, am hiểu nghi lễ và di tích), Trưởng Ban quản lý đình Tân Tịch – phường 6 (ông Lê Văn Bên – người uy tín, tâm huyết với di tích từ nhiều năm); Trưởng Ban quản lý đình Tân An – phường 11 (ông Nguyễn Văn Hưu – người cao tuổi có uy tín), Trưởng Ban quản lý đình Mỹ

Ngãi – xã Mỹ Tân (ông Huỳnh Văn Diều – người đạo đức và uy tín)… mỗi Tiểu ban quản lý di tích thường có từ 10 -15 người, có trách nhiệm điều hành, quản lý, tổ

chức các hoạt động tại di tích theo quy định, kịp thời báo cáo, kiến nghị với UBND xã/phường những vấn đề phát sinh và kết quả hoạt động quản lý di tích qua từng năm hay các đợt trùng tu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 55 - 57)