Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 83 - 85)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.6.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý lễ hội

Trong thực tế, chúng ta thấy khó có môi trường nào lưu giữ và chuyển giao những giá trị văn hoá của cộng đồng dân tộc sinh động hơn, đầy đủ hơn lễ hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chính quyền địa phương, các ngành chức năng và người dân tại các khu di tích đứng trên góc độ “vì lợi ích cộng đồng”, đã lựa chọn hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức lễ hội truyền thống. Hình thức – mô hình quản lý này có lợi thế, nhiều ưu điểm và tương đối bền vững hơn các hình thức quản lý khác. Đặc biệt, phù hợp với những lễ hội mang tính làng xã hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng lại đóng vai trò rất to lớn trong sự bảo tồn, phát triển lễ hội, cụ thể như:

Đó là hiệu quả trong chi phí quản lý vận hành, vận động, đóng góp của người dân. Tổ chức cộng đồng như vậy có quy mô nhỏ, quan hệ trực tuyến nên dễ công khai, minh bạch, linh hoạt và thích ứng với điều kiện đặc thù của từng địa phương, hài hòa với cơ chế hỗ trợ chính quyền và các ngành chức năng, đồng thời lại phát huy tối đa được nội lực của người dân địa phương.

74

Hình thức quản lý này còn cho phép người dân tự giám sát, tự quản lý, điều này làm tăng tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ và năng lực của người dân. Cơ chế

vận hành của mô hình cộng đồng là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm chung, khi thương thảo thống nhất và đi đến quyết định các vấn đề liên quan đến di tích và lễ hội như: trùng tu tôn tạo, phương thức vận hành lễ hội, công tác tổ chức quản lý hiệu quả, dịch vụ, an ninh tật tự, vệ sinh môi trường… đã tạo ra môi trường đối thoại tốt, giúp tránh các vấn đề mâu thuẫn nội bộ, đảm bảo công bằng, an ninh xã hội.

Cùng với đó, hình thức quản lý dựa vào cộng đồng đảm bảo tính thống nhất trên ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong quan hệ

sản xuất. Đây là mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý, khi cộng đồng đóng góp vốn và công sức vào việc tổ chức lễ hội tập trung ngày càng cao, thì quyền sở hữu của người dân sở tại lại càng cao.

Hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng còn là điểm khởi đầu để có thể tập trung bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Di tích LSVH

ở thành phố Cao Lãnh. Từ đó, mở ra phối hợp với các hình thức – mô hình quản lý khác trong sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hình thức quản lý này là công cụ, phương tiện nhằm thúc đẩy quá trình cộng đồng được trao quyền, tạo đà cho cộng đồng chủ động cải thiện đời sống của chính mình. Từ quan điểm này, các chính sách khuyến khích dân chủ cơ sởđược hình thành và chuyển tải vào thực tiễn. Như vậy, quá trình phát triển hình thức quản lý dựa vào cộng đồng, chính là quá trình nâng cao quyền tự chủ của người dân sở tại, tham gia vào việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội địa phương và xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sởở từng địa phương.

Bên cạnh đó, đứng trên góc độ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát triển hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, sẽ làm giảm gánh nặng đè lên vai các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là ngành văn hóa, bao gồm: giảm ngân sách cho lễ

hội, nhẹ công tác quản lý điều hành, góp phần phát triển kinh tế, VHXH địa phương… Như vậy, sự tham gia vào quản lý và tổ chức lễ hội của cộng đồng là con

75

đường phát triển, mà chính quyền địa phương và ngành văn hóa thành phố Cao Lãnh đã và đang lựa chọn theo nguyên tắc phát huy nội lực của người dân, thúc đẩy tiến trình xã hội hóa, dịch vụ, cũng như phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương. Trong điều kiện kinh tế phát triển cao hơn, thì hình thức quản lý này vẫn sẽ

là một giải pháp được lựa chọn, bởi vai trò của người dân được nâng cao, dân chủ

xã hội. Tuy nhiên, trong các hoạt động lễ hội truyền thống vẫn cần sự kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm và kịp thời khen thưởng các hoạt động có liên quan đến lễ hội; đồng thời cũng cần sự chỉđạo, định hướng và tham gia của chính quyền địa phương, các ban, ngành chức năng và ngành VHTT đề ra những quy định, hướng dẫn, chiến lược để lễ hội truyền thống tiếp tục phát huy giá trị theo chỉ đạo và

đường lối của Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 83 - 85)