Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 53)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.1.2. Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Cao Lãnh

Phòng VHTT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Cao Lãnh, có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về văn hoá nói chung và lễ hội nói riêng. Phòng VHTT là cơ quan đầu mối, trực tiếp tham mưu UBND thành phố Cao Lãnh triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực VHXH và lễ hội truyền thống ở Thành phố, được sơđồ hóa như sau:

44

2.1.1.3. Cán bộ Văn hoá - Thông tin xã/phường

Thành phố Cao Lãnh hiện có 15 xã/phường (9 phường, 6 xã), các xã/phường

đều bố trí 2 công chức VHXH, trong đó có 1 đồng chí làm công tác quản lý Nhà nước về VHTT. Hiện tại công chức VHTT 15/15 xã/phường đều có trình độđại học với các chuyên ngành: quản lý văn hoá, báo chí, công tác xã hội, xã hội học, Việt Nam học.

Công chức VHTT xã/phường có vai trò trực tiếp, giúp UBND xã/phường thực hiện hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn xã/phường (nếu xã/phường đó có lễ hội truyền thống) với công việc cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn xã/phường. - Tham mưu Chủ tịch UBND xã/phường ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân về ý nghĩa, giá trị của lễ

45

- Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ

công tác quản lý lễ hội; việc thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội. - Hướng dẫn tổ chức lễ hội theo các quy định, quy chế tổ chức lễ hội.

- Kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, báo cáo UBND xã/phường giải quyết, xử

lý nghiêm các trường hợp vi phạm: cờ bạc trá hình, mê tín dịđoan, bói toán,… - Tham mưu UBND xã/phường khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn mình quản lý.

- Tham mưu UBND xã/phường báo cáo kết quả tổ chức lễ hội trên địa bàn, báo cáo UBND Thành phố (thông qua Phòng VHTT ).

2.1.2. Cơ cu t chc nhân s Ban qun lý và Ban t chc l hi

Để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, UBND Thành phốđã giao cho Phòng VHTT chỉđạo, hướng dẫn UBND xã/phường thành lập Ban Quản lý di tích; Ban tổ chức lễ hội đối với từng lễ hội truyền thống.

2.1.2.1. Ban quản lý Di tích lịch sử - văn hóa

Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường được thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố. Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của UBND xã/phường, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ trên lĩnh vực quản lý Di tích LSVH và lễ hội truyền thống của Phòng VHTT Thành phố. Ban quản lý di tích các xã/phường có nhiệm vụ tham mưu UBND các xã/phường thực hiện các nhiệm vụ:

- Quản lý Nhà nước về di sản theo Luật DSVH năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009 [42]; Quyết định 1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị

lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Chỉ thị số 251/2012/CT- BVHTT ngày 04/12/2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội, thực hiện Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp

46

về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [81], Quyết định 18/2013/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [83].

- Tham mưu UBND xã/phường ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức lễ

hội truyền thống trên địa bàn.

- Bảo vệ và phát huy giá trị các Di tích LSVH và lễ hội trên địa bàn.

- Tuyên truyền về Di tích LSVH và lễ hội trên địa bàn xã/phường và vận động xã hội hoá công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa.

- Phối hợp với Phòng VHTT Thành phố, Bảo tàng, Hội sử học và các cơ quan chuyên môn cấp trên tiến hành tổ chức các hội nghị khoa học, nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật, hình ảnh để trưng bày giới thiệu phục vụ khách thập phương đến tham quan lễ hội, đồng thời phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống.

Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường có thành phần như sau: Chủ tịch UBND xã/phường làm Trưởng Ban; Phó Ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND phường phụ

trách khối VHXH và Chủ tịch UBMTTQ xã/phường; Cán bộ VHTT xã/phường làm uỷ viên thường trực và thành viên gồm đại diện các tổ chức đoàn thể như: Hội cựu chiến binh, Tổ trưởng dân phố, đại diện nhân dân là những người có trình độ hiểu biết về di tích và có uy tín, tâm huyết trong việc bảo vệ di tích, những người hiện

đang trông nom, quản lý di tích.

Dưới Ban Quản lý di tích xã/phường, UBND các xã/phường thường thành lập Tiểu Ban quản lý theo từng di tích (ởđịa phương thường gọi là Ban quản lý đền thờ, Ban quản lý đình, Ban tế tự). Thành phần của Tiểu Ban được quy định là tổ trưởng tổ dân phố nơi có di tích làm trưởng ban; phó ban là thủ nhang (ông Từ); thành viên là tổ trưởng các tổ dân phố, các chi hội, đoàn thể, những người có uy tín trong dân cư địa phương… Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố thực hiện chủ yếu lựa chọn người có đạo đức tốt, uy tín trong nhân dân, người có am hiểu và có tâm huyết với

47

di tích bầu làm Trưởng ban như: Trưởng Ban quản lý đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – phường 2 (ông PhạmVăn Thuận - người có uy tín, am hiểu nghi lễ và di tích), Trưởng Ban quản lý đình Tân Tịch – phường 6 (ông Lê Văn Bên – người uy tín, tâm huyết với di tích từ nhiều năm); Trưởng Ban quản lý đình Tân An – phường 11 (ông Nguyễn Văn Hưu – người cao tuổi có uy tín), Trưởng Ban quản lý đình Mỹ

Ngãi – xã Mỹ Tân (ông Huỳnh Văn Diều – người đạo đức và uy tín)… mỗi Tiểu ban quản lý di tích thường có từ 10 -15 người, có trách nhiệm điều hành, quản lý, tổ

chức các hoạt động tại di tích theo quy định, kịp thời báo cáo, kiến nghị với UBND xã/phường những vấn đề phát sinh và kết quả hoạt động quản lý di tích qua từng năm hay các đợt trùng tu…

2.1.2.2. Ban tổ chức và các tiểu ban tổ chức lễ hội

Ban tổ chức lễ hội của xã/phường ở thành phố Cao Lãnh được thành lập hàng năm, theo cơ cấu và thành phần được quy định tại Chương II, Điều 13 Quy chế tổ

chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin [10] và Chương II, Điều 16 Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [81]. Ban tổ chức lễ hội có trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động lễ hội theo

đúng chương trình đã báo cáo hoặc xin phép, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tổ chức dịch vụăn nghỉ, vệ sinh chu đáo, bảo vệ tốt Di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, môi trường và quản lý việc thu – chi trong lễ hội, đảm bảo đúng quy định, trang trọng, lành mạnh. Đồng thời, Ban tổ chức có trách nhiệm trực tiếp báo cáo kết quả tổ chức lễ hội bằng văn bản với chính quyền xã/phường và Phòng VHTT Thành phố sau khi kết thúc lễ hội.

Các Ban tổ chức lễ hội này được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND xã/phường và có cơ cấu như sau: Phó chủ tịch UBND xã/phường phụ trách khối VHXH làm trưởng ban; cán bộ VHTT, Trưởng ban tế tự hoặc Trưởng tiểu ban quản lý di tích làm phó ban; người uy tín, am hiểu di tích, đại diện các ngành, đoàn thể

48

thuộc phường, công an, tổ trưởng tổ dân phố nơi có lễ hội làm thành viên. Tuy nhiên, một số xã/phường như: xã Mỹ Tân cơ cấu nhân sự lại do Chủ tịch UBND phường làm trưởng ban; xã Tân Thuận Tây thì cơ cấu Chủ tịch MTTQ làm phó ban… Tác giả đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hưu (62 tuổi) – Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội đình Tân An thì được biết:

Hàng năm tới kỳ tổ chức lễ hội có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và Ban tế tự thành lập Ban tổ chức lễ hội cơ cấu Phó chủ tịch phường làm trưởng Ban tổ chức, cán bộ văn hóa làm Phó ban, Trưởng ban tế tự làm Phó ban, có các cơ quan đoàn thể và cá nhân liên quan đến lễ hội làm thành viên, tiêu chuẩn chọn người vào Ban tế tự để tham gia tổ chức lễ hội cùng chính quyền địa phương là người uy tín, đạo đức được anh em trong ban

đồng thuận đề cử và được chính quyền chấp thuận [PL2, tr. 25].

Còn theo ông Phạm Văn Thuận (82 tuổi) – Trưởng ban quản lý đền thờ, Phó trưởng Ban tổ chức lễ hội cấp Thành phốởđền thờ ông bà Đỗ Công Tường thì:

Ban tổ chức lễ hội được thành lập gồm chính quyền Thành phố, các ban ngành và Ban quản lý đền thờ. Về các ban ngành phân công theo quy định, còn về

Ban quản lý đền thờđược chọn vào Ban tổ chức lễ hội theo tiêu chuẩn người lớn tuổi (thường khoảng 30 tuổi trở lên), có đạo đức, uy tín, am hiểu về di tích và nhiệt tình với sự phát triển của di tích được người dân tin tưởng bình chọn giao quản lý đền thờ và được chính quyền đồng ý [PL2, tr.28].

Ngoài ra, vào dịp kỷ niệm ngày lễ lớn, những sự kiện chính trị trọng đại của Thành phố, tỉnh như: lễ hội xuân, lễ hội kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh; một số lễ

hội như: lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường (phường 2); lễ hội đền thờ Nguyễn Văn Linh (xã Mỹ Tân)…được tổ chức với quy mô cấp Thành phố nhằm mục đích tuyên truyền quảng bá đến các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh về truyền thống LSVH và con người Cao Lãnh, Đồng Tháp. Do đó, UBND Thành phố đều ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội có cơ cấu: Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng ban; Trưởng Phòng VHTT làm Phó ban Thường trực; Chủ

49

tịch UBND xã/phường (nơi diễn ra lễ hội) làm Phó ban, Trưởng ban quản lý đền thờ

làm Phó ban và các thành viên là các phòng, ban, cơ quan đơn vị, Đoàn thanh niên, Công an, quân sự, y tế, điện lực, đài truyền thanh… của thành phố Cao Lãnh. Thông thường mỗi Ban tổ chức lễ hội có 10-15 người đối với lễ hội xã/phường và số lượng thành viên lễ hội cấp Thành phố thì đông hơn có sự phối hợp giữa các ngành chức năng. Ví dụ như lễ hội cấp Thành phố đền thờ ông bà Đỗ Công Tường rất nhiều Trưởng cơ quan đơn vị làm thành viên. Ban tổ chức có trách nhiệm điều hành, tổ chức các hoạt động lễ hội theo quy định, phát huy giá trị truyền thống của lễ hội đến với người dân, kịp thời báo các cấp quản lý những sự việc phát sinh và kết quả tổ chức lễ hội.

Dưới Ban tổ chức, căn cứ vào đặc điểm của mỗi địa phương, Ban tổ chức họp phân công các công việc và thành lập các Tiểu ban tổ chức lễ hội như: tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban điều hành, tiểu ban nghi lễ, tiểu ban hậu cần, tiểu ban vệ sinh, tiểu ban khánh tiết - lễ tân, tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự,… Mỗi tiểu ban, tùy vào từng công việc cụ thể có trung bình từ 5-7 người. Các tiểu ban này có nhiệm vụ

giúp Ban tổ chức điều hành công việc chuẩn bị cũng như tổ chức lễ hội, đồng thời báo cáo Ban tổ chức về việc tổ chức các nội dung trong chương trình, kế hoạch. Nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ phận thường trực và các tiểu ban do Trưởng ban phân công. Đối với các lễ hội cấp Thành phố thì số lượng thành lập các tiểu ban sẽ nhiều hơn và số lượng thành viên lên đến vài chục người thậm chí cả trăm người nhất là các khâu hậu cần, nấu nướng, vệ sinh…

2.1.3. Cơ chế qun lý l hi

2.1.3.1. Cơ chế quản lý nhà nước

Quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh được thực hiện theo Quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015; Quy chế tổ chức lễ

hội năm 2001 [10] và Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và

50

lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [81], cùng các thông tư, nghị định, quyết định khác liên quan đến lĩnh vực văn hóa và quản lý lễ hội. Theo đó, Cấp tỉnh giao cho Sở VHTTDL; cấp Thành phố giao cho Phòng VHTT và cấp xã/phường giao công chức VHTT.

Đối với việc quản lý và tổ chức các lễ hội truyền thống, Phòng VHTT Thành phố đã hướng dẫn rõ theo tinh thần quy chế tổ chức lễ hội: các lễ hội truyền thống trên địa bàn Thành phố được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ, do cấp xã/phường quản lý. Hàng năm, UBND các xã/phường xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình tổ chức lễ hội trong đó nêu rõ: thời gian, địa điểm, nội dung, kịch bản (nếu có) và Quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ hội gửi Phòng VHTT Thành phố

trước thời gian tổ chức 20 ngày đúng theo quy định của quy chế tổ chức lễ hội. Đối với các lễ hội được tổ chức lần đầu; lễ hội lần đầu được khôi phục sau nhiều năm gián đoạn; lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa

điểm so với truyền thống; lễ hội kéo dài quá 3 ngày; lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên di tích là cơ sở tôn giáo; lễ hội tôn giáo ở trong khuôn viên di tích là cơ

sở tôn giáo nhưng chưa đăng ký tổ chức hàng năm theo quy định khi tổ chức phải lập hồ sơ đề nghị UBND Tỉnh xét duyệt, cho phép đúng theo quy trình, quy định.

Đối với các lễ hội tôn giáo được tổ chức hàng năm tại các di tích là cơ sở tôn giáo như: Vu Lan, Phật đản, Nô-en, Phục sinh... các chức sắc tôn giáo phải báo cáo chính quyền địa phương và thực hiện theo quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 [10] và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.

Về công tác tổ chức, quản lý UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường; chỉđạo UBND các xã/phường thành lập Ban Tổ chức lễ hội truyền thống phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Hoạt

động của các Ban này đều là tự nguyện, không có kinh phí. Trong trường hợp di tích có nguồn thu nhất định từ việc công đức hay sản xuất thì UBND xã/phường có quyết định trích một khoản kinh phí nhỏ cho những người trực tiếp tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ di tích, công tác tổ chức, điều hành lễ hội. Tuy nhiên, chỉ mang

51

tính động viên để công tác quản lý Di tích LSVH và lễ hội truyền thống của địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 53)